SGK GDCD 11 - Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường

  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 1
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 2
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 3
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 4
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 5
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 6
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 7
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 8
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 9
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 10
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 11
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 12
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 13
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 14
  • Bài 2. Hàng hoá - tiền tệ - thị trường trang 15
- MỎ ĐẦU DÀI HỌC
HÀNG HOÁ - TIÊN TỆ - THỊ TRƯỜNG
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Đó là một kiêu tô chức kinh tế, trong đó toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất gắn chặt với thị trường. Việc sản xuất ra những hàng hoá gì, cần có những dịch vụ nào đều xuất phát từ nhu cầu thị trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất, phân phôi, trao đổi, tiêu dùng phải thông qua thị trường.
Vậy hàng hoá, tiền tệ, thị trường là gì ? Chúng có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống ?
Học xong bài này, học sinh cần :
Hiểu được khái niệm hàng hoá với hai thụộc tính của nó là giá trị sử dụng và giá trị.
. - Nêu được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ.
Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng của thị trường.
Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số’ hàng hoá ở địa phương.
Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hoá và sản xuất hàng hoá.
- NỘI DUNG DÀI HỌC
Hàng hoá
a) Hàng hoá là gì ?
Trong nền sản xuất hàng hoá, mỗi người chỉ chuyên sản xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng cuộc sống lại cần thoả mãn 13
nhu cầu nhiều mặt nên họ phải tiến hành trào đổi sản phẩm với nhau. Chang hạn, người nông dân sản xuất ra lúa gạo, một phần đê tiêu dùng cho bản thân và gia đình, phần còn lại. đem bán, trao đổi lấy các sản phẩm tiêu dùng khác.
Vậy, phần lúa gạo nào của người nông dân là hàng hoá ?
sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ ba điều kiện : do lao động tạo ra ; có công dụng nhất định để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người; trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua - bán.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.
Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá. sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đốì tượng mua - bán trên thị trường. Hàng hoá có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ỏ dạng phi vật thê’ (hàng hoá dịch vụ).
b) Hai thuộc tính của hàng hoá
Hàng hoá có những thuộc tính nào ? Bản chất của từng thuộc tính đó là gì ?
- Giá trị sử đụng của hàng hoá
Mỗi hàng hoá đều có một hay một sô' công dụng nhát định có thê’ thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, hoặc là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân về vật chẩt và tinh thần như : lương thực, thực phẩm, quần áo, sách báo, phương tiện thông tin, đi lại..., hoặc là nhu cầu cho sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... Chính công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của sản phẩm có thểthoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Em hãy cho ví dụ về một hàng hoá có thể có một hoặc một số giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học - kĩ thuật.
Ví dụ :
Than âấ, dầu mỏ lúc đầu chỉ dùng làm chát dốt, sau do dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp để chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác phục vụ cho dời sống.
Người sản xuất hàng hoá luôn tìm mọi cách làm cho hàng hoá của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, do đó có thê bán được trên thị trường.
Trong nền kinh tế hàng hoá, muôn tiêu dùng giá trị sử dụng của hàng hoá phải mua được hàng hoá đó.
- Giá trị của hàng hoá
Giá trị của hàng hoá là gì ? Bằng cách nào có thể xác định được giá trị của hàng hoá ?
Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về sốlượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khấc nhau.
Ví dụ :
m vải = 5 kg thóc, vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau có thê trao dổi được với nhau là vì chúng có cơ sở chung giống nhau - đều là sản ph/m của lao động. G'\ả định dể làm ra 1 m vải, người thợ dệt mât
giờ lao dộng ; dể sản xuât ra 5 kg thóc người nông dân cũng mất 2 giờ lao dộng. Trao dổi 1 m vải lây 5 kg thóc chẳng qua là trao dổi 2 giờ lao dộng làm ra vải với 2 giờ lao dộng làm ra thóc.
Như vậy, trên thị trường, người ta trao đổi các hàng hoá với nhau theo những tỉ lệ nhất định, về thực chất là trao đổi những lượng lao động 15
hao phí bằng nhau ẩn chứa trong các hàng hoá đó. Lao động hao phí đê tạo ra hàng hoá làm cơ sở cho giá trị trao đổi được gọi là giá trị hàng hoá.
Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Giá trị hàng hoá là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
Lượng giá trị hàng hoá được xác định như thế nào ?
Lượng giá trị hàng hoá được đo bằng số’ lượng thời gian lao động hao phí đê sản xuất ra hàng hoá như : giây, phút, giờ, ngày, tháng, quý, năm...
Trong xã hội có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hoá, nhưng do điều kiện sản xuất, trình độ kĩ thuật - công nghệ, trình độ quản lí, trình độ tay nghề, cường độ lao động... khác nhau, nên hao phí lao động của từng người sản xuất không giống nhau.
Thời gian lao động hao phí đê’ sản xuất ra hàng hoá của từng người được gọi là thời gian lao động cá biệt. Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hoá.
Phải chăng người ta trao đổi hàng hoá trên thị trường căn cứ vào thời gian lao động cá biệt ?
Lượng giá trị hàng hoá không phải được tính bằng thời gian lao động cá biệt, mà tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết đê’ sản xuất ra hàng hoặ đó.
Thời gian lao động xã hội cần thiết đểsản xuất hàng hoá là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.
Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hoá.
Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết đê’ sản xuất ra hàng hoá gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất cung ứng đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường.
Ví dụ :
Ba người A, s>, c cùng sản xuất vải có chát lượng như nhau, do diểu kiện sản xuất khác nhau nền thời gian lao động cá biệt của từng người là không giống nhau. Chẳng hạn, để sản xuất ra 1 m vải, thời gian lao động cá biệt của người A là 2 giờ, người s> là 3 giờ, người c là 4 giờ. Nếu người B là người sản xuất và cung ứng dại bộ phận số vải trên thị trường thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất 1 m vải gẩn sát vói thời gian lao động cá biệt của người B. Tương tự như vậy, nếu người A hoặc người c sản xuất và cung ứng đại bộ phận số vải trên thị trường thì thời gian lao động xã hội cẩn thiết sẽ gẩn sát với thời gian lao động cá biệt của người A hoặc người c.
Như vậy, để sản xuất có lãi và giành được ưu thế trong cạnh tranh, người sản xuất phải tìm mọi cách giảm giá trị cá biệt hàng hoá của mình xuống ít nhất là bằng và càng tháp hơn giá trị xã hội của hàng hoá càng tốt.
Xét về cơ cấu, giá trị xã hội của hàng hoá gồm ba bộ phận : giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí ; giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hoá ; giá trị tăng thêm. Bộ phận thứ nhát gộp với bộ phận thứ hai gọi là chi phí sản xuất, còn bộ phận thứ ba gọi là lãi (hay lợi nhuận).
Giá trị xã hội của hàng hoá = chi phí sản xuất + lợi nhuận.
Tóm lại, hàng hoá là sự thống nhát của hai thuộc tính : giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thôhg nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hànghoá.
Nắm được bản chất và thuộc tính của hàng hoá đòi hỏi mỗi người phải có trách nhiệm tham gia sản xuất ra nhiều hàng hoá với giá trị sử dụng cao hơn, giá cả ngày càng thấp hơn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân, gia đình và xã hội.
Tiến tệ
a) Nguồn gốc và bản chát của tiền tệ Tiền tệ xuất hiện khi nào ?
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và của các hình thái giá trị. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
Hình thái giá trị giản đơn xuâT hiện khi xã hội Công xã nguyên thuỷ tan rã, lúc này sản phẩm được đem ra trao đổi còn rất ít, tỉ lệ trao đổi chưa cố định và mang tính ngẫu nhiên.
Ví dụ :
1 con gà = 10 kg thóc, ồ dây giá trị của gà dược biểu hiện ở thóc, còn thóc là phương tiện dê biếu hiện giá trị của gà.
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
Khi sản xuất hàng hoá phát triển hơn nữa, số lượng hàng hoá được đem ra trao đổi nhiều hơn thì một hàng hoá có thê’ trao đổi được với nhiều hàng hoá khác.
Ví dụ :
1 con gà =J0 kg thóc, hoặc = 5 kg chè, hoặc = 2 cái rìu, hoặc = 0,2 gam vàng... 0 dây, giá trị của một hàng hoá dược biểu hiện ở nhiều hàng hoá khác nhau.
Nhưng việc trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, người có gà muốn đổi lấy thóc, nhưng người có thóc không muôn đổi lây gà, mà cần chè... Do đó, cần phải có một hàng hoá tách ra đóng vai trò vật ngang giá chung, làm môi giới cho việc trao đổi.
-Hình thái giá trị chung
Ví dụ :
1 con gà	=
1 m vải
10 kg thóc =
5 kg chè 2 cái rìu
0,2 gam vầng =
Ở đây, giá trị của các hàng hoá được thể hiện ỏ một hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá chung là vải. Mọi người mang hàng hoá của mình đôi lấy vật ngang giá chung, rồi dùng vật ngang giá chung để đổi lấy thứ hàng hoá mình cần. Các địa phương, các .vùng khác nhau thì hàng hoá làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.
- Hình thái tiền tệ
Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng thì có nhiều hàng hoá làm vật ngang giá chung, làm cho trao đổi giữa các địa phương gặp khó khăn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thông nhất. Khi vật ngang giá chung được cố’ định ở vàng và bạc thì hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện. Nhưng vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng.
•	Ví dụ :
1 con gà
0,2 gam vàng
10 kg thóc
5 kg chè 2 cái rìu 1 m vải
Tại sao vàng có được vai trò tiễn tệ ?
Thứ nhất, vàng cũng là một hàng hoá, có giá trị sử dụng và giá trị, đóng vai trò vật ngang giá chung. Giá trị của vàng cũng được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết đê’ sản xuất ra nó (tìm kiếm, khai thác vàng). Hơn nữa, vàng là thứ kim loại hiếm nên với một khôi lượng nhỏ nhưng chứa đựng một lượng giá trị lớn.
Thứ hai, vàng có thuộc tính tự nhiên đặc biệt thích hợp với vai trò làm tiền tệ như : thuần nhát, không hư hỏng, dễ chia nhỏ...
Khi tiền tệ xuất hiện thì thế giới hàng hoá phân làm hai cực : một bên là những hàng hoá thông thường, một bên là hàng hoá (vàng) đóng vai trò tiền tệ.
Như vậy, tiền tệ là hànghoấ đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị ; đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hànghoá. Đó là bản chất của tiền tệ.
b) Các chức năng của tiến tệ
Tiền tệ có các chức năng sau :
Thước đo giá trị
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hoá. Giá cả của hàng hoá được quyết định bởi các yếu tố : giá trị hàng hoá, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung - cầu hàng hoá. Do đó, trên thị trường giá cả có thể 'bằng giá trị, hoặc thấp hơn, cao hơn giá trị. Nếu các điều kiện khác không thay đổi, giá trị của hàng hoá cao thì giá cả của nó cao và ngược lại.
Phương tiện lưu thông
Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá theo công thức : H-T-H. Trong đó : H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua ; người ta bán hàng hoá lấy tiền rồi dùng tiền đê’ mua hàng hoá mình cần.
Ví dụ :
Người nông dân bán gà lây tiến (H - T), rồi dùng tiền dó để mua quần áo (T - H).
Phương tiện câ't trữ
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng, sở dĩ tiền tệ làm được chức năng này là vì tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải. Nhưng để làm được chức năng phương tiện cất trữ thì tiền phải đủ giá trị, tức là tiền đúc bằng vàng, hay những của cải bằng vàng.
Phương tiện thanh toán
Làm phương tiện thanh toán, tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như : trả tiền mua chịu hàng hoá, trả nợ, nộp thuế... Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng làm cho những người sản xuất -và trao đổi hàng hoá phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.
Ví dụ :
Người A mua chịu hàng hữá của người B>, người 5 lại mua chịu hàng hoá của người c... thì họ phụ thuộc vào nhau. Nếu mệt người nào dó trong số họ không có khả năng thanh toán thì sẽ gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của những người kia.
nền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Thực hiện chức năng này, tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác nên phải là tiền vàng, hoặc tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Việc trao đổi tiền của nước này với tiền của nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đoái. TỈ giá hốì đoái là giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác.
Ví dụ :
1 đô la Mĩ= 16.000 dồng Việt Nam (thời giá năm 2006).
Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nắm được nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ ta thấy tiền tệ là sự thê’ hiện chung của giá trị xã hội, do đó tiền rất quý.
c) Quy luật lưu thông tiền tệ
Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hoá, phục vụ cho sự lưu thông hàng hoá. Vì vậy, lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hoá quyết định.
Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hoá ở mỗi thời kì nhất định. Quy luật này được thể hiện như sau :
„ _ p X Q M = —-
V
Trong đó : M : là sô" lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông.
p : là mức giá cả của một đơn vị hàng hoá.
Q : là số lượng hàng hoá đem ra lưu thông.
V : là số vòng luân chuyên trung bình của một đơn vị tiền tệ.
Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hoá đem ra lưu thông (P X Q) và tỉ lệ nghịch với số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ (V).
Đây là quy luật chung của lưu thông tiền tệ. Tiền vàng là tiền có đầy đủ giá trị, cho nên nếu số lượng tiền vàng nhiều hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ rời khỏi lưu thông, đi vào cất trữ và ngược lại. Tiền giây chỉ là kí hiệu của giá trị, không có giá trị thực như tiền vàng.
Một phiên giao dịch tại sàn chứng khoán Hà Nội
Ảnh : TTXVN
Vì vậy, khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hoá tăng, sức mua của tiền tệ giảm, đời sông của nhân dân lao động gặp khó khăn, các công cụ quản lí kinh tế của Nhà nước kém hiệu lực...
Hiểu được nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ, công dân không nên giữ nhiều tiền mặt, mà nên tích cực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hoặc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, góp phần làm tăng mức lưu thông tiền tệ, hạn chế lạm phát, vừa ích nước vừa lợi nhà.
Thị trường
a) Thị trường là gì ?
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà Ở đó các chủ thể kinh tê' tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và sô' lượng hàng hoá, địch vụ.
Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường ở dạng giản đơn, 23
sơ khai là nơi diễn ra việc trao đổi/ mua bán hàng hoá gắn với một không gian, thời gian nhất định như các chợ, tụ điểm mua bán, cửa hàng... sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển thì thị trường ngày càng mở rộng, đa dạng và phong phú. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ diễn ra một cách linh hoạt thông qua. các hình thức môi giới, trung gian, quảng cáo, tiếp thị... để khai thông các quan hệ mua - bán và kí kết các hợp đồng kinh tế.
Các nhân tô' cơ bản của thị trường là : hàng hoá ; tiền tệ ; người mua ; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ : hàng hoá - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu, giá cả hàng hoá.
b) Các chức năng cơ bản của thị trường
Thị trường có các chức năng cơ bản sau :
-Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số’ lượng, chất lượng hàng hoá. Vì vậy, khi ngừời sản xuất mang hàng hoá ra thị trường, những hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. Điều đó cũng có nghĩa là những chi phí lao động đê sản xuâ't ra hàng hoá đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hoá được thực hiện.
Em hãy cho biết, nếu hàng hoá không bán được sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất hàng hoá và quá trình sản xuất của xã hội ?
- Chức năng thông tin.
Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với cả người bán lẫn người mua ?
Thị trường cung cap cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về quy mô cung - cầu, giá cả, chất lượng, cơ câu, chủng loại, điều kiện mua - bán... các hàng hoá, dịch vụ. Những thông tin này là 24
căn cứ quan trọng giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận ; còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
Chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long
Ảnh: TTXVN
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chê'sản xuất và tiêu dùng.
Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tô' sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. Khi giá cả một hàng hoá nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hoá đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hoá đó bị hạn chế. Ngược lại, khi giá cả mệt hàng hoá giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sản xuất hàng hoá đó.
Như vậy, hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và Nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
- Tư LIỆU THAM KHẢO
c. Mác : “Mỗi một vật có ích như sắt, giây, v.v..., đều có thể xét về hai mặt : mặt chát và mặt lượng. Mỗi một vật như thế là một tông thê của nhiều thuộc tính và vì vậy mà có thê có ích về nhiều mặt khác nhau. Tìm ra các mặt khác nhau đó, và do đó, tìm ra các công dụng nhiều mặt của các vật, là công việc của lịch sử... Tính có ích của một vật làm cho vật đó trở thành một giá trị sử dụng"^\
c. Mác : "Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số’ lượng, là một tỉ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác, quan hệ này luôn luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm "(	c. Mác và Ph. Ăng-ghen : Toàn tập, Sđd, tập 23, tr. 62.
 	c. Mác và Ph. Ăng-ghen : Toàn tập, Sđd, tập 23, tr. 63.
\
P.A. Sa-mu-el-son : "Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại nhau đê xác định giá cả và số' lượng hàng hoá"(	P.A. Sa-mu-el-son & W.D. Nor-hous : Kinh tếhọc, tập 1, tr. 53. Viện Quan hệ quốc tế (dịch), 1989. (P.A. Sa-mu-el-son là sáng lập viên Khoa Kinh iế của Học viện Công nghệ Ma-sa-chu-set, là người Mĩ đầu tiên được giải thưởng Nobel về Kinh tế năm 1970).
\
- CÂU HỎI VÀ DÀI TẬP
Hãy cho biết những sản phẩm tiêu dùng nào trong gia đình em là hàng hoá, hoặc không phải là hàng hoá. Vì sao ?
Hãy nêu một số ví dụ thể hiện giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần cùng với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.
Tại sao giá trị hàng hoá không do thời gian lạo động cá biệt quyết định, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định ?
Trình bày nguồn gốc ra đời và bản chát của tiền tệ.
Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sông ?
Trình bày nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ. Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đôi với đời sống ?
Tại sao nói giá cả là "mệnh lệnh" của thị trường đốì với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hoá ?
Thị trường là gì ? Em hãy nêu một số ví dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hoá và thị trường ở địa phương mình.
Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng.
Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì đối với sự phát triển kính tế thị trường ở nước ta hiện nay ?