Giải bài tập Sinh Học 6 Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá

  • Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá trang 1
  • Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá trang 2
Bài 20
CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
Câu 1. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gỉ?
Cấu tạo trong' của phiến lá gồm:
+ Biểu bì: bao bọc bên ngoài, có chức năng bảo vệ.
+ Thịt lá: ở trong, thực hiện chế tạo chất hữu cơ cho cây.
+ Gân lá: vận chuyển nước, muôi khoáng và chát hữu cơ.
Câu 2. Những đặc điểm nào của tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bển trong?
Tế bào biểu bì không màu trong suốt cho ánh sáng đi qua để vào các tế bào bên trong.
Tế bào biểu bì xếp rất sát nhau, có vách ngoài dày làm nhiệm vụ bảo vệ phiến lá.
Câu 3. Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây?
Tế bào thịt lá có vách mỏng, có nhiều lục lạp chứa chất diệp lục, là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
ẩ> Câu 4. Lỗ khí có chức năng gì? Đặc điểm nào phù hạp với những chức năng đó ?
Lỗ khí có chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước.
Đặc điểm phù hợp với chức năng:
+ Một lỗ khí gồm hai tế bào hình hạt đậu, có vách tế bào không đều.
+ Tế bào có vách ngoài mỏng hơn vách trong, giúp thực hiện sự đóng mở lỗ khí.
Câu 5. Vì sao ở nhiều loại lá, mặt trên có màu sậm hơn mặt dưới? Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá?
Nhiều loại lá, mặt trên màu sậm hơn mặt dưới, là do các tế bào mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn, mặt trên hứng ánh sáng mặt trời để chế tạo chát hữu cơ.
Vài loại lá có hai mặt màu không khác nhau: lá lúa, lá sả, lá mía. Các loại lá này mọc thẳng đứng, hai mặt lá đều hứng ánh sáng Mặt trời.
PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
& Cáu ì. Chức năng của gân lá:
Vận chuyển nước.
Bảo vệ lá.
Vận chuyển chất hữu cơ.
Vận chuyển nước, muối khoáng, chất hữu cơ.