SGK Lịch Sử 12 - Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

  • Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 1
  • Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 2
  • Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 3
  • Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 4
  • Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 5
  • Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 6
  • Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 7
  • Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 8
  • Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) trang 9
Bài 18
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA cụộc KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DẤN PHÁP (1946 - 1950)
Do thực dân Pháp bội ước, từ ngày 19 - 12 - 1946 nhân dân ta đã bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược (1946 - 1954) với niềm tin chiến thắng. Trong những năm đẩu của cuộc kháng chiến (1946 - 1950), ta đã xây dựng lực lượng mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài và bước đầu giành thắng lợi quan trọng với chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 và Biên giới thu - đông năm 1950.
I - KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHÔNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG Nổ
Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6 - 3 - 1946 và Tạm ước 14 - 9 - 1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Ngay sau ngày 6- 3 -1946, Pháp mở các cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11 - 1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
Ớ Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi. Chúng đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh V.V.. Ngày 18 - 12 - 1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì chậm nhất là sáng 20 - 12 - 1946, chúng sẽ hành động.
Đường lối kháng chiến chông Pháp của Đảng
Tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng và Chính phủ ta phải có quyết định kịp thời. Ngày 12 - 12 - 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiêh.
Đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19 - 12 - 1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông), đã quyết định phát động cả nước kháng chiến.
Khoảng 20 giờ ngày 19 - 12 - 1946, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước.
Lời kêu gọi có đoạn :
"... Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa !
Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước...”.
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiêh và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9 - 1947) của Tổng Bí thư Trường Chinh là những văn kiện lịch.sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19 - 12 - 1946 ?
- Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
- cuộc CHIẾN ĐẤU ở CÁC ĐÔ THỊ
VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO cuộc KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI
Cuộc chiến đâ'u ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
ở Hà Nội, khoảng 20 giờ ngày 19 - 12 - 1946, cuộc chiến đấu bắt đầu. Nhân dân đã khiêng bàn ghế, giường, tủ, kiện hàng, hạ cây cối v.v. làm thành những chướng ngại vật hoặc chiến luỹ ngay trên đường phố để chống giặc. Trung đoàn Thủ đô được thành lập và tiến đánh những trận quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân, Nhà Bưu điện V.V.. Sau hai tháng chiến đấu kiên cường, ngày 17 - 2 - 1947, quân ta rút khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.
Trong 60 ngày đêm, quân dân Hà Nội đã chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng nghìn tên địch, phá huỷ hàng chục xe cơ giới, 5 máy bay V.V., hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến..
. Hình 47. “Quyết tử quân" Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp
Ở các đô thị như Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nang V.V., quân dân ta bao vây, tiến công, tiêu diệt nhiều tên địch.
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc VĨ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
Phối hợp với cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, quân dân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.
2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
Sau khi rút khỏi Hà Nội, các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận, các đoàn thể v.v. chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc.
Trong vòng 3 tháng đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, ta đã vận chuyển hơn 3 vạn tấn máy móc và dụng cụ sản xuất, hàng vạn tấn nguyên vật liệu về chiến khu để tiếp tục sản xuất, phục vụ nhu cầu kháng chiến. Riêng ở Bắc Bộ, gần 2/3 số máy móc được chuyển lên căn cứ Việt Bắc.
Với khẩu hiệu “Vườn không nhà trống !”, “Tản cư cũng là kháng chiến I”, “Phá hoại để kháng chiến !”, nhân dân các đô thị nhanh chóng tản cư ra các vùng hậu phương và tiến hành phá huỷ nhà cửa, đường sá, cầu cống,... không cho địch sử dụng.
Đảng, Chính phủ lãnh đạo và tổ chức nhân dân cả nước xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt.
Về chính trị, các uỷ ban hành chính chuyển thành uỷ ban kháng chiến hành chính, thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc ; mở rộng Mặt trận, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
về kinh tế, Chính phủ đề ra các chính sách nhằm duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực.
Về quân sự, Chính phủ quy định mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi được tuyển chọn tham gia các lực lượng chiến đấu.
Về văn hoá, phong trào bình dân học vụ được duy trì và phát triển. Trường phổ thông các cấp vẫn tiếp tục giảng dạy và học tập trong hoàn cảnh chiến tranh.
R- A	,	 ,, ,
Cuộc chiến dấu của quân dân ta trong những tháng đầu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp diễn ra như thế nào ?
Ta đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài ?
Ill-CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU - ĐÔNG NĂM 1947 VÀ VIỆC ĐAY mạnh KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
Tháng 3 - 1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiãngliơ, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Thực dân Pháp huy động 12 000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7 - 10 - 1947.
Sáng sớm 7 - 10 - 1947, binh đoàn quân dù do Sôvanhắc chỉ huy đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới,... Cùng ngày, binh đoàn bộ binh do Bôphơrê chỉ huy, từ Lạng Sơn theo Đường sô' 4 đánh lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Kạn theo Đường sô' 3, bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc. Ngày 9 - 10 - 1947, một binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thuỷ đánh bộ do Cômmuynan chỉ huy từ Hà Nội đi ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hoá, đánh vào Đài Thị, bao vây Việt Bắc ở phía tây.
Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.
Quân dân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, Ngân Sơn, Bạch Thông (nay thuộc Bắc Kạn) V.V., buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11 - 1947.
ơ mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích ở đèo Bông Lau (30 - 10 - 1947), đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của chúng.
ơ mặt trận hướng tây, quân dân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch.
Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19 - 12 - 1947.
Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6 000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới.
Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến Uanh nuôi chiến
* Noi quân Pháp nhảy dù
——► Đường tiến công của quân Pháp Quân ta tấn công, chặn đánh địch • Quân Pháp rút lui, tháo chạy
- 4)— Đường giao thông và số đường — Biên giới quốc gia ngày nay
,NAMĐỊNH ĩ; VỊNH B Ắc B b
1 BÌNH
Hình 48. Lược đồ chiến dịch Việt Bẳc thu - đông năm 1947
tranh”.
Phối hợp với CUỘC chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, kiềm chế, không cho địch tập trung lớn binh lực vào chiến trường chính.
Quân dân Hà Nội liên tiếp mở những cuộc tập kích vào các đồn bốt địch ở ngoại thành như Gia Lâm, Vĩnh Tuy, cầu Giây, cầu Đuống V.V..
Đầu tháng 12 - 1947, quân dân Sài Gòn mở hàng loạt cuộc tập kích vào các đồn bốt, ,kho tàng của địch ở Thị Nghè, Gia Định, Gò vấp, Bà Điểm, Phú Lâm, Phú Thọ V.V..
Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
Đảng và Chính phủ ta chủ trương củng cố chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Trên mặt trận chính trị, đầu năm 1949, Chính phủ quyết định tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp. Tháng 6 - 1949, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất thành một tổ chức - Mặt trận Liên Việt.
Trên mặt trận quân sự, trong những năm 1948 - 1949, bộ đội chủ lực phân tán, đi sâu vào vùng sau lưng địch, xây dựng cơ sở kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích.
Trên mặt trận kinh tế, Chính phủ ra các sắc lệnh : giảm tô 25% (7 - 1949), hoãn nợ, xoá nợ (5 - 1950), chia lại ruộng đất công và tạm cấp ruộng đất vắng chủ, ruộng đất lấy từ tay đế quốc, bọn phản động (7 - 1950) V.V..
Trên mặt trận văn hoá, giáo dục, tháng 7 - 1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc dân chủ Việt Nam (thay hệ thống giáo dục cũ bằng hệ thống giáo dục mới - 9 năm). Hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp cũng bắt đầu được xây dựng.
—	- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 đã diễn ra như thế nào ?
Nêu kết quả và ỷ nghĩa của chiến dịch.
- Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta dược đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 ?
HOÀN CẢNH LỊCH sử MỚI VÀ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG NĂM 1950
Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến
Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cuộc kháng chiến của nhân dân ta có thêm những thuận lợi, song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới.
Ngày 1 - 10 - 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Ngày 14 - 1 - 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước. Ngày 18 - 1 - 1950, Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa,ngày 30 - 1 - 1950 Chính phủ Liên Xô, và trong vòng một tháng sau, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đật quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Về phía địch, ngày 13 - 5 - 1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve.
Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Ngày 7 - 2 - 1950, Mĩ công nhận Chính phủ Bảo Đại (thành lập tháng 7 - 1949) ; ngày 8 - 5 - 1950, Mĩ đổng ý viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp nhằm từng bước nắm quyền điều khiển trực .tiếp chiến tranh ở Đông Dương.
Thực hiện kế hoạch Rơve, từ tháng 6 - 1949, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông - Tây” (Hải Phòng -Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La). Trên cơ sở đó, Pháp chuẩn bị một kếhoạch quy mô lớn tiến công Việt Bắc lần thứ hai, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, cãn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Đê’ khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 - 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch ; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới ; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
Chú tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.
Hình 49. Bác Hồ thăm một đơn vị tham gia chiến dịch Biên .giới thu - đông năm 1950
Sáng sớm 16 - 9 - 1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 - 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cở lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 - 10 - 1950) và ngày 13 - 10 - 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.
Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22-10- 1950.
Hình 50. Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hổng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 - 11 - 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.
Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kê' hoạch Rơve bị phá sản.
Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông ; quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
- - Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của ta được mở trong hoàn cảnh như thế nào ? Nêu diễn biêh, kết quả và ý nghĩa của chiên dịch.
LS CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP
Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
Nêu từ 5 đến 7 sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp từ khi bùng nổ đến chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.