SGK Lịch Sử 12 - Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)

  • Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000) trang 1
  • Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000) trang 2
  • Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000) trang 3
  • Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000) trang 4
  • Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000) trang 5
  • Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000) trang 6
  • Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000) trang 7
  • Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000) trang 8
  • Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000) trang 9
Chương II
LIẾN xô VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG Au (1945 -1991)
LIÊN BANG NGA (1991 - 2000)
Bài 2
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ẢƯ (1945 -1991)
LIÊN BANG NGA (1991 - 2000)
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục đất nước, thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nước Đông Âu được giải phóng đã tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế - xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này. Nhà nước Liên bang Nga kế thừa địa vị và quyền lợi hợp pháp của Liên Xô.
- LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG Âu TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
Liên Xô
a) Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950)
Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai :
khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32 000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề.
Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.
Công nghiệp được phục hồi vào năm 1947. Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh (kế hoạch dự kiến là 48%), hơn 6 200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới đi vào hoạt động.
Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đã đạt mức trước chiến tranh.
Khoa học - kĩ thuật phát triến nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
b) Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm'70)
Trong thời gian này, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sỏ' vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các kế hoạch này về cơ bản đều hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn.
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép V.V.. Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
Tuy gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp vẫn đạt được nhiều thành tựu. Sản lượng nông phẩm trong nhũng năm 60 tăng trung bình hằng năm là 16%.
Về khoa học - kĩ thuật, năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phồng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Vê xã' hội, đất nước Liên Xô cũng có nhiều biến đổi. Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.
Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Các nước Đông Âu
a) Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu
Hình 3. Nhà du hành vũ trụ I. Gagarin
(1934- 1968)
Trong những năm 1944 - 1945, cùng với cuộc tiến công truy kích quân đội phát xít của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dàn chủ nhân dân.
Cộng hoà Nhân dân Ba Lan (1944), Cộng hoà Nhân dân Rumani (1944), Cộng hoà Nhân dân Hunggari (1945), Cộng hoà Tiệp Khắc (1945), Liên bang Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Nam Tư (1945), Cộng hoà Nhân dân Anbani (1945), Cộng hoà Nhân dân Bungari (1946).
THỤY ĐIỂN
R!ẺN RẮC	3.	X 7(7 Á
H 3“
Amxtécđam ,' HÀ LAN
/
ỆSrúcxerì
</-2 ■j-í
ĐAN MẠCH s. Cópenhághen'	
\ --i'ATT:	(X,
/ Béclin t. /CHDCĐứộ
Vácsavạ
®
BA LAN
□
Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
□
Các nước khác
®
Vácsava
Thủ đô
BA LAN
Tên nước
Biên giới quốc gia
CÁC NƯỚC ĐÁNH SỐ TRÊN LƯỢC ĐÓ
1. LIXTENXTAI	4; VATICAN
2. LÚCXĂMBUA	5. XAN MARINÔ
3. MÔNACÔ
'Z .<'-2	'»
s-4_(	z ~ Praha ;
x.^ CHLBĐỬC\~®	ZỊ
\ TIỆP KHẮc'-1., - - / PHÁP '	Ị
; Viên®
Bécnơ	 ÁO i'
<<THUY sĩ T’'•'<	_ ỹ ,, ,’®BXP,ét•
HUNGGARI ,
;	ị	t;
5	Bêõgrát <
'	Z	NAM TƯ
RlẾN TIRÉNÊ
* —
BUNGARI
r//'® ị^Xôphia
tna I	'
3AnL(-"
S\HI LẠP;. Z/>7.'-.Y‘<\, -	X..	-
RUMANI
THỔ NHĨ KÌ
Hình 4. Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Riêng ở Đông Đức, với sự giúp đỡ của Liên Xô, tháng 10 - 1949 nước Cộng hoà Dàn chủ Đức được thành lập.
Nhà nước dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là chính quyền liên hiệp gồm đại biểu các giai cấp, các đảng phái chính trị đã từng tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít. Trong những năm 1945 - 1949, các nhà nước dân chủ nhân dân tiến hành cải cách ruộng đất, xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngoài nước, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Chính quyền nhân dân được củng cố, vai trò lãnh đạo của các đảng cộng sản ngày càng được khẳng định.
b) Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu
Trong những nãm 1950 - 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kếhoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội trong tình hình khó khăn phức tạp. Các nước này đều xuất phát từ trình độ phát triển thấp (trừ Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức), lại bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế và các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá. Với sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô và sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, các nước Đông Âú đã giành được nhiều thành tựu to lớn.	•
Các nước Đông Âu đã tiến hành xây dựng nền công nghiệp, điện khí hoá toàn quốc, nâng sản lượng công nghiệp lên gấp hàng chục lần. Nông nghiệp phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm của nhân dân. Trình độ khoa học - kĩ thuật được nâng lên rõ rệt. Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.
Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
a) Quan hệ kinh tế, khoa học - kĩ thuật
Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) được thành lập với sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa ở cháu Âu là : Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Tiệp Khắc, Rumani; năm 1950. kết nạp thêm Cộng hoà Dân chủ Đứcd). Mục tiêu của SEV là tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. Sau hơn 20 năm hoạt động, Hội đồng tương trợ kinh tế đã đạt được một số thành tựu trong việc giúp đỡ các nước thành viên, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân.
Từ năm 1951 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm của các nước trong khối SEV là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối SEV. Từ năm 1949 đến nãm 1970, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.
(1) Sau này, Hội đồng tương trợ kinh tếkết nạp thêm Mông cổ (1962), Cuba (1972) và Việt Nam (1978).
Tuy nhiên, Hội đồng tương trợ kinh tế cũng bộc lộ một số thiếu sót như : không hoà nhập với đời sống kinh tế thế giới, chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng nhũng tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự hợp tác gặp nhiều trở ngại do cơ chế quan liêu, bao cấp.
b) Quan hệ chính trị - quân sự
Ngày 14 - 5 - 1955, đại biểu các nước Anbani, Ba Lan, Bungari, Cộng hoà Dân chủ Đức, Hunggari, Liên Xô, Rumani và Tiệp Khắc họp tại Vácsava cùng kí kết Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ, đánh dấu sự ra đời của TỔ chức Hiệp ước Vácsava. Mục tiêu là thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
Tổ chức Hiệp ước Vácsava có vai trò to lớn trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới. Sự lớn mạnh' của Liên Xô và các nước thành viên đã tạo nên thế cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa vào đầu những năm 70.
AểS - Nêu những thành tựu chính của Liên Xớ trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Ầu là gì ?
Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
- LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG Âu TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70
ĐẾN NĂM 1991
Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, tài chính của nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Liên Xô chậm đề ra những biện pháp sửa đổi để thích ứng với tình hình mới. Đến cuối' những năm 70 - đầu những năm 80, nền kinh tế Liên Xô dần dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái.
Đời sống chính trị có những diễn biến phức tạp, xuất hiện tư tưởng và một số nhóm đối lập chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết.
Tháng 3 - 1985, M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. Đường lối cải tổ tập trung vào việc “cải cách kinh tếtriệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
Sau 6 năm tiến hành cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên tình hình không được cải thiện, đất nước Xô viết lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.
về kinh tế, do việc chuyển sang kinh tế thị trường quá vội vã, thiếu sự điều tiết của Nhà nước nên đã gây ra sự rối loạn, thu nhập quốc dân giảm sút nghiêm trọng.
Về chính trị và xã hội, những cải cách về chính trị càng làm cho tình hình đất nước rối ren hơn. Việc thực hiện đa nguyên chính trị, xuất hiện nhiều đảng đối lập đã làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô. Sự bất bình của nhân dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc mít tinh, biểu tình với các khẩu hiệu phản đối Đảng và chính quyền. Khắp đất nước nổi lên làn sóng bãi công, xung đột sắc tộc diễn ra gay gắt, nhiều nước cộng hoà đòi tách khỏ.i Liên bang Xô viết.
Tháng 8 - 1991, một cuộc chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp nổ ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán uỷ ban Trung ương Đảng. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Chính phủ Liên bang bị tê liệt. Ngày 21 - 12 - 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (gọi tắt là SNG). Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã. Ngày 25 - 12 - 1991, Goócbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.
Hình 5. Lược đồ Cộng đồng các qùốc gia độc lập (SNG)
I	I
□
CADẲCXTAN
Cộng đóng các quốc gia độc lập (SNG) Các nước khác Ten nước
Biên giới Liên xỏ đến ngày 25-12- 1991 Biên giới quổc gia hiên nay
LÃNH THỔ ĐÁNH số TRÊN LƯỢC ĐỔ
ADÉCBAIGIAN
Caliningrát (LB. NGA)
Sự khủng hoảng của chê độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tác động mạnh đến nền kinh tế của các nước Đông Âu. Vào những nãm cuối củạ thập kỉ 70 - đầu thập kỉ 80, nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ. Lòng tin của nhân dân vào Đảng Cộng sản và Nhà nước ngày càng giảm sút. Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các nước Đông Âu đã có nhũng cố gắng để điều chỉnh sự phát triển kinh tế. Nhưng sai lầm của những biện pháp cải cách cộng với sự bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động đã làm cho cuộc khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ngày càng gay gắt. Ban lãnh đạo ở các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận chế độ đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa. Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội.
ở Cộng hoà Dân chủ Đức, cuộc khủng hoảng bùng nổ từ cuối năm 1989, nhiều người từ Đông Đức chạy sang Tây Đức, “bức tường Béclin” bị phá bỏ. Ngày 3 - 10 - 1990, việc thống nhất nước Đức đã được thực hiện với sự sáp nhập Cộng hoà Dân chủ Đức vào Cộng hoà Liên bang Đức.
Hình 6. “Bức tường Béclin" bị phá bỏ
Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đem lại nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước Đồng Âu. Nhưng dần dần, chính những sai lầm và khuyết tật đã làm xói mòn, dẫn tới sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở châu Âu trong nhũng năm 1989 - 1991. Nguyên nhân trước hết là do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó, sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng. Hữ/ là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế và xã hội. Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
GẩS Lập niên biếu các sự kiện quan trọng ở Liên Xô trong thời gian tiến hành cải tổ (1985 - 1991).
Ill	- LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 .
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
về kinh tế, trong những năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP luôn là số âm : 1990 : - 3,6%, 1995 : - 4,1%. Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi : năm 1997, tốc độ tăng trưởng là 0,5% ; năm 2000, lên đến 9%.
Vê' chính trị, tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chếTổng thống Liên bang, về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia.
Về đối ngoại, một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính .trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, An Độ, các nước ASEAN V.V.).
Từ năm 2000, V. Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến
khả quan : kinh tế dần dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội tương đối ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á.
p. „„	...
Nêu những nét chính vê tình hình Liên bang Nga trong những năm 1991 -2000.
LS CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Lập niên biểu nhũng sự kiện chính của Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
I.
Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chê' độ ■ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.