SGK Công Nghệ 6 - Bài 4. Sử dụng và bảo quản trang phục

  • Bài 4. Sử dụng và bảo quản trang phục trang 1
  • Bài 4. Sử dụng và bảo quản trang phục trang 2
  • Bài 4. Sử dụng và bảo quản trang phục trang 3
  • Bài 4. Sử dụng và bảo quản trang phục trang 4
  • Bài 4. Sử dụng và bảo quản trang phục trang 5
  • Bài 4. Sử dụng và bảo quản trang phục trang 6
  • Bài 4. Sử dụng và bảo quản trang phục trang 7
  • Bài 4. Sử dụng và bảo quản trang phục trang 8
  • Bài 4. Sử dụng và bảo quản trang phục trang 9
Bài 4
sử dụng trang phục như thê'nào cho hợp lí ?
Bảo quản trang phục như thê'nào đê giữ được vẻ đẹp và độ bền cứa trang phục ?
sử DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
- sử DỤNG TRANG PHỤC
Cách sử dụng trang phục
Em có nhiều bộ trang phục đẹp, phù hợp với bản thân nhưng phải biết mặc bộ nào cho hợp với hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội là một yêu cầu quan trọng.
Trang phục phù hợp với hoạt động
* Trang phục đi học
Khi đi học, em thường mặc ìoại trang phục nào ?
Trang phục đi học thường được may bằng vải pha, màu sắc nhã nhặn (trắng, xanh tím than, xanh lá cây sẫm...), kiểu may đơn giản, dễ mặc, dễ hoạt động (h.1.9).
a)	b)
Hình 1.9 - Trang phục đi học :
a) Trang phục mùa nóng ;	b) Trang phục mùa lạnh.
Trang phục đi lao động
Khi đi lao động như trồng câỵ, dọn vệ sinh..., mồ hôi rạ nhiều lại dễ bị lấm bẩn, em mặc như thế nào ?
Em hãỵ chọn từ dã cho trong ngoặc, điền uào khoảng trống (...) cuối mỗi câu sau để nói về sự lựa chọn trang phục lao động và giải thích.
Chất liệu vải : .... (vải sợi bông/vải sợi tổng hợp)
Màu sắc : ... (màu sáng/màu sẫm)
Kiểu may : ... (cầu kì, sát người/đơn giản, rộng)
Giày, dép : ... (dép thấp, giày ba ta/giày, dép cao gót, giày da đắt tiền)
Trang phục lễ hội, lễ tân
Trang phục lễ hội : ở Việt Nam, có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một kiểu trang phục riêng.
Trong ngày lễ hội, người ta thường mặc áo dài, đó là trang phục tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam hoặc trang phục lễ hội truyền thống của từng vùng miền, của từng dân tộc.
Trang phục lễ tân (còn gọi là lễ phục) là loại trang phục được mặc trong các buổi nghi lễ, các cuộc họp trọng thể...
a)	b)
Hình 1.10 - Trang phục lễ hội, lễ tân :
a) Áo dài Việt Nam ;	b) Trang phục lễ hội
vùng Kinh Bắc.
Em hãỵ mô tả các bộ trang phục lễ hội, lễ tân mà em biết.
Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, dự liên hoan... em thường mặc như thế nào ?
Trang phục phù hợp với môi trường và công việc
Em hãy đọc bài "Bài học về trang phục của Bác” ở phần Bài đọc (cuối bài 4) và rút ra nhận xét về cách sử dụng trang phục.
Cách phối hợp trang phục
Em không có nhiều áo quần nhưng mọi người vẫn thấy trang phục của em khá phong phú.
Bí quyết : Biết mặc phối hợp áo của bộ trang phục này với quần hoặc váy của bộ trang phục khác một cách hợp lí, có tính thẩm mĩ.
Khi mặc phối hợp trang phục cần quan tâm đến việc phối hợp hoa văn, phối hợp vải hoa văn với vải trơn và phối hợp màu sắc một cách hợp lí.
Phối hợp vải hoa văn với vải trơn
Để có sự phối hợp hợp lí, không nên mặc áo và quần có 2 dạng hoa văn khác nhau, vải hoa hợp với vải trơn hơn với vải kẻ ca rô hoặc vải kẻ sọc. vải hoa sẽ hợp với vải trơn có màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa.
Hãỵ quan sát hình 1.11 và nhận xét về sự phối hợp vải hoa văn của áo và vải trơn của quần.
Hình 1.11 - Sự phối hợp vải hoa văn với vải trơn.
b) Phối hợp màu sắc (h.1.12)
Em hãỵ nêu thêm ví dụ về sự kết hợp màu sắc giữa phần áo và phần quần trong các trường hợp sau đây :
Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu
Ví dụ : Xanh nhạt và xanh sẫm (h,1.12a) ; tím nhạt và tím sẫm ;
Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu Ví dụ : Vàng và vàng lục (h,1.12b) ; tím đỏ và đổ ; ...
Sự kết hợp giữa 2 màu tương phản, đối nhau trên vòng màu Ví dụ : Cam và xanh (h,1.12c) ; đỏ và lục ; ...
Màu trắng, màu đen có thể kết hợp với bất kì các màu khác Ví dụ : Đỏ và đen (h,1.12d) ; trắng và đen ; trắng và xanh ; ...
Hình 1.12 - Phối hợp màu sắc dựa theo vòng màu.
- BẢO QUẢN TRANG PHỤC
Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình.
Biết bảo quản đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục, tạo cho người mặc vẻ gọn gàng, hấp dẫn, tiết kiệm được tiền chi dùng cho may mặc.
Bảo quản trang phục bao gồm những công việc : làm sạch (giặt, phơi...) ; làm phang (là...) ; cất giữ.
Giặt, phơi
Áo quần thường bị bẩn sau khi sử dụng, cần được giặt sạch để trở lại "như mới".
Quỵ trình giặt
Hãỵ chọn các từ hoặc nhóm từ trong bảng dưới đâỵ điền uáo chỗ trống, hoàn thiện quỵ trình giặt phơi tại gia đình.
- nước sạch
-Vò
- cặp áo quần
- bóng râm
- Phoi
- Lấy
- mắc áo
- tách riêng
- chất làm mềm vải
- Ngâm
- Giũ
- ngoài nắng
	 các vât ở trong túi
ra, 	
. áo quần màu trắng và
màu nhạt với áo
quần mầu sẫm để giặt riêng	 trước bằng xà phòng những chỗ bẩn nhiều
như cổ áo, măng sét tay áo, đầu gối quần, v.v... cho đỡ bẩn	áo quần trong
nước xà phòng khoảng nửa giờ, vò kĩ để xà phòng thấm đều	 nhiều lần
bằng 	 cho hết xà phòng. Cho thêm 	 nếu cần	 áo quần màu
sáng bằng vải bông, lanh, vải pha ở	và phơi áo quần màu tối, vải polyeste,
lụa nilon ở trong	Nên phơi bằng	cho áo quần phang, chóng khô và
sử dụng	 để giữ áo quần không bị rơi khi phơi.
Là (ủi)
Là (ủi) là một công việc cần thiết để làm phang áo quần sau khi giặt, phơi.
Các loại áo quần bằng vải sợi bông (cotton), lanh (line), tơ tằm (silk) cần là thường xuyên, vì sau khi giặt xong thường bị co và nhàu.
Các loại áo quần bằng vải sợi tổng hợp không cần là thường xuyên mà chỉ cần là sau một số lần sử dụng để tránh bị hằn nếp vải.
Dụng cụ ỉà
Hình 1.13 - Dụng cụ là : a) Bàn là ; b) Bình phun nước ; c) Cầu là.
Hãỵ nêu tên những dụng cụ dùng để là áo quần ở gia đình.
Quy trình là
- Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải : Ví dụ :
Vải bông
> 160°C
Vải sợi pha
< 160°C
Vải sợi tổng hợp
< 120°C
Vải tơ tằm	:
< 120°C
Bắt đầu là với loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp (vải polyeste), sau đó là đến loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao hơn (vải bông). Đốĩ với một số loại vải, trước khi là cần phun nước làm ẩm vải hoặc lậ trên khăn ẩm.
Thao tác là : Là theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều, không để bàn là lâu trên mặt vải vì sẽ bị cháy hoặc bị ngấn.
Khi ngừng là, phải dựng bàn là hoặc đặt bàn là vào nơi quy định.
Kí hiệu giặt, là
Trên phần lớn các áo quần may sẵn có đính những mảnh vải nhỏ ghi thành phần sợi dệt và kí hiệu quy định chế độ giặt, là để người sử dụng tuân theo, tránh làm hỏng sản phẩm. Chúng ta hãy làm quen với một số kí hiệu giặt, là thông dụng ở bảng 4.
Bảng 4
KÍ HIỆU GIẶT, LÀ
W'
Không được giặt nước nóng quá 40°C
□
Phơi trong bóng râm và phơi bằng mắc áo
s
Là ở nhiệt độ trên 160°C
Không được giặt
—
Khi phơi phải trải trên mặt phẳng
Không được là quá 160ỏC
\S/
Chỉ giặt bằng tay
Không được vắt bằng máy giặt
s
Không đươc là quá 120đC
©
Nên giặt khô
A
Được tẩy
s
Chỉ được là trên khăn ẩm
Không được giạt bằng máy
A
Không được tẩy
Si
Không dược là
Cất giữ
Sau khi giặt sạch, phơi khô, cần cất giữ trang phục ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
Treo bằng mắc áo hoặc gấp gọn gàng vào ngăn tủ những áo quần sử dụng thường xuyên theo từng loại.
Những áo quần chưa dùng đến cần gói trong túi nilon để tránh ẩm mốc và tránh gián, nhậy... làm hỏng.
GHI NHÓ
sủ dụng trang phục phù hợp với hoạt động, công việc và hoàn cảnh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả công việc và thiện cảm của mọi người đối với mình.
Biết mặc thay đổi, phối hợp áo và quần hợp lí về màu sắc, hoa văn, sẽ làm phong phú thêm trang phục hiện có.
Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
CÂU HỎI
Vì sao sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người ?
Bảo quản áo quần gồm những công việc chính nào ?
Các kí hiệu sau đây có ý nghĩa gì ?
Bài đọc
BÀI HỌC VỀ
TRANG PHỤC CỦA BÁC
Đầu năm 1946, Bác Hồ về thăm Bắc Ninh. Hành trình có mục ghé thăm đền Đô - Đình Bảng, nơi thờ 8 vị vua triều Lỵ. Hồi đó tôi là Bí thư chi bộ kiêm trưởng ti Liêm phóng Bắc Ninh (tiền thân của sở Công an tỉnh hiện nay) có nhiệm vụ tổ chức đón và bảo vệ Bác. Ngoài nhiệm vụ, tôi nghĩ cần ăn mặc thật đẹp khi lần đầu được gặp Chủ tịch nước Việt Ham độc ìập. Được biết, khi tiếp các vị khách quốc tế ở Hà Nội, có lần Bác đã bắt các đồng chí cùng đi phải về mặc comìê, cà vạt nghiêm chỉnh ; tôi quyết định diện thật "bảnh" : áo sơ mi trắng cổ hồ bột cứng, cà vạt dỏ chói, giàỵ da bóng lộn, com lê sáng ngời nôi bật hắn lên.
Bác đến, vẫn bộ ka ki nhạt màu, dép cao su con hổ, nhanh nhẹn niềm nở thăm hỏi mọi người. Biết tôi là cán bộ phụ trách, khi bắt taỵ tôi, Bác nhẹ nhàng nói nhỏ : "Lần đầu đón Bác, chú mặc thế này cũng được, nhưng từ nay về sau nhớ chỉ nâu sồng thôi nhé". Đất dưới chân tôi như sụt biến, tai và mặt đỏ bừng, nóng ran, không còn biết chui đâu.
Tôi chợt hiểu : đồng bào vừa qua khỏi nạn đói 1945, còn rất nghèo khổ, rách rưới. Bọn Quốc dân đảng phản dộng dựa thế lực đồng minh đang công khai võ trang, khiêu khích gây rối, dả kích cách mạng. Phục sức của tôi lúc đó là không hợp cảnh, hợp thời, xa lạ với đồng bào. Trang phục đẹp cần thích hợp với môi trường và công việc của mình.
(Tác giả Nguyễn Từ. Ghi theo hồi ức của bác Ngô Từ Vân, lão thành cách mạng - nguyên tù chính trị ở Sơn La, đăng trên tạp chí "Thời trang trẻ")