SGK Công Nghệ 6 - Bài 8. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở

  • Bài 8. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở trang 1
  • Bài 8. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở trang 2
  • Bài 8. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở trang 3
  • Bài 8. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở trang 4
  • Bài 8. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở trang 5
  • Bài 8. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở trang 6
Bài 8
SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP lí trong nhà ở
Nhà ó' có vai trò thê nào đôi với đời sông con người ?
Cần phái sắp xếp đồ đạc trong nhà ở như thê nào cho hợp lí ?
BỐ trí các khu vực sinh hoạt và sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lí, có tính thẩm mĩ là một trong những yêu cầu của trang trí nhà ở.
- VAI TRÒ CỦA NHÀ ở VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội và là nơi đáp ứng các nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần.
34
Dựa uào gợi ỷ ở hình 2.1, hãỵ giải thích vì sao con người cẩn nhà ở, nơi ở ?
Hình 2.1 - Vai trò của nhà ở đối với con người.
3.CÔNG NGHỆ ó KTGĐ-B
- SẮP XẾP Đồ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ ở
Dù nơi ở rộng hay hẹp, nhà nhiều phòng hay ít phòng, nhà ngói hay nhà tranh... cũng cần phải sắp xếp hợp lí, phù hợp với mọi sinh hoạt của gia đình sao cho mỗi thành viên đều cảm thấy thoải mái, thuận tiện và xem nơi đó là tổ ấm của mình.
Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình
Căn cứ vào hoạt động bình thường của mỗi gia đình, nơi ở thường có các khu vực chính sau đây :
Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách nên rộng rãi, thoáng mát, đẹp.
Chỗ thờ cúng cần trang trọng, nhà chật có thể bố trí trên giá gắn vào tường.
Chỗ ngủ, nghỉ thường được bố trí ở nơi riêng biệt, yên tĩnh.
Chỗ ăn uống thường được bố trí gần bếp hoặc kết hợp ở trong bếp.
Khu vực bếp cần sáng sủa, sạch sẽ, có đủ nước sạch (nước máy, nước giếng) và 'thoát nước tốt.
Khu vệ sinh : ở nông thôn thường sử dụng hố xí 2 ngăn, đặt xa nhà, cuối hướng gió ;-ở thành phố, thị xã,... sử dụng hố xí tự hoại được bố trí riêng biệt, kín đáo, thường là kết hợp với nơi tắm giặt.
Chỗ để xe, kho nên bố trí nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn.
Nhà ở rộng, có nhiều phòng, mỗi khu vực trên là một phòng, có thể có tới 2-3 phòng ngủ.
Nhà chật, nhà 1 phòng, cần bố trí các khu vực thật hợp lí.
Ví dụ : Khu vực ăn uống cần gần bếp ; ưu tiên khu vực tiếp khách ; chỗ ngủ, nghỉ cần bố trí nơi yên tĩnh, kín đáo...
ở nhà em, các khu vực sinh hoạt trên được bô' trí như thế nào ?
Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực
Các loại đồ đạc và cách sắp xếp chúng trong từng khu vực rất khác nhau, tuỳ điều kiện và ý thích của từng gia đình. Tuy nhiên mỗi khu vực cần có những đồ đạc cần thiết và được sắp xếp hợp lí sẽ tạo nên sự thuận tiện, thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày, dễ lau chùi, quét dọn.
Nhà chật, nhà một phòng cần sử dụng màn gió, bình phong, tủ tường... để phân chia tạm thời các khu vực sinh hoạt ; sử dụng đồ đạc có nhiều công dụng.
Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý chừa lối đi để dễ dàng đi lại.
Một sô ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam
Nhà ở nông thôn
* Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ (h.2.2)
Thông thường nhà ở nông thôn có 2 ngôi nhà : nhà chính và nhà phụ.
Trong ngôi nhà chính, gian giữa dành cho sinh hoạt chung (ăn cơm, tiếp khách ...) thường kê bộ tràng kỉ, bần thờ tổ tiên ; các gian bên kê giường ngủ của bố mẹ, giường ngủ và bàn học của các con, chỗ để thóc.
Trong ngôi nhà phụ có bếp, chỗ để dụng cụ lao động...
Chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh thường được đặt ở xa nhà, cuối hướng gió.
ở nông thôn hiện nay cũng đã có nhiều nhà xây dựng theo kiểu nhà ở thành phố.
Hình 2.2 - Nhà ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
* Nhà ở đồng bằng sông cửu Long
Đồng bằng sông cửu Long là một vùng đất thấp, nhiều sông, kênh rạch chằng chịt, có những nơi bị ngập lụt quanh năm. Chỉ có khoảng 20-30% nhà ở làm bằng
gạch ngói, tương đối chắc chắn. Số còn lại làm bằng gỗ tràm, đước..., lợp lá dừa nước, rơm rạ ; hầu hết đều tạm bợ, đồ đạc ít và sơ sài. Hiện naỵ, Nhà nước đang có chương trình nghiên cứu xây dựng nhà ở cho cư dân đồng bằng sông cửu Long để người dân có thể "sống chung" với lũ (h.2.3).
Hình 2.3 - Nhà trên cọc ở đồng bằng sông Cửu Long.
b) Nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn
Em hãỵ nêu một số loại nhà Ở thành phố.
Hình 2.4 - Khu đô thị mới Định Công - Hà Nội.
a)	b)
Hình 2.5 - Một số khu vực sinh hoạt trong căn hộ : a) Nơi ngủ và góc học tập ;	b) Bếp kết hợp phòng ăn.
Nhà ở miền núi
Đa số các dân tộc thiểu số ở nước ta đều ở nhà sàn. Có nhiều kiểu nhà sàn khác nhau, nhưng cách bố trí các khu vực sử dụng giống nhau :
- Phần sàn để ở và sinh hoạt.
- Dưới sàn : trước kia thường cột trâu bò, nuôi súc vật để bảo vệ nhưng rất mất vệ sinh ; ngày nay chuồng trâu, bò, lợn, gà đã được đặt xa nhà ở. Có thể xây một phần dưới sàn thành kho để dụng cụ lao động.
của
■khách
Hình 2.6 - Nhà sàn ở miền núi. Hãỵ mô tả nhà ở của gia đình em.
GHI NHÓ
Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, nơi sinh hoạt vê tinh thần và vật chất của mọi thành viên trong gia đình.
Dù nhà ở rộng hay hẹp vẫn cẩn phải sắp xếp hợp lí, tạo nên sự thoải mái, thuận tiện cho sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi đê nơi ở thực sự là tô ấm gia đình.
CÂU HỎI
Hãy nêu vai trò của nhà ở đôì với đời sông con người.
Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở và cách sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực ở nhà em.