SGK Âm Nhạc 4 - Tiết 23. Học hát: Bài Chim sáo

  • Tiết 23. Học hát: Bài Chim sáo trang 1
  • Tiết 23. Học hát: Bài Chim sáo trang 2
HỌC HÁT : BÀI CHIM SÁO
ơỉim &áữ
Dân ca Khơ-me (Nam Bộ) Nhanh, vui	Sưu tầm : ĐẶNG NGUYÊN
—
K	
/X ị» í*
k 1
•
l ỉ
1
•ý
5
k
■
•
7
J	9
-- -
Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay. Trong rừng cây (Trong rừng cây) xanh sáo tìm trái thơm. Trong rừng cây
-Jk r J 1 H	V—p h 1 c — r-1
j L7 J <..N! J JJ J J1
xanh sáo đùa sáo bay. Ngọt thơm đom boong ơi, đàn chim vui xanh tiếng đùa líu lo. Ngọt thơm đom boong ơi, đàn chim vui
0
1
12 1
Jr 1	—-
k
1	Y	1
1	Ạ	L	k •
9	—0
J	J	**
J J J1
1 O'	r I
bầy la là la la. Trong rừng cây... bây la là la....	...la.
Chim sáo là dân ca của đồng bào Khơ-me (Nam Bộ). Bài hát có giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, lời ca mộc mạc, giản dị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một miền quê.
Trong bài hát, từ “đom boong” nghĩa là quả đa.
Bài đọc thêm
TIẾNG SẢO CỦA NGƯỜI TÙ
Sơn La chìm trong sương mù. Rừng núi âm u. Nhà tù với những hầm sâu dưới lòng đất lại càng âm.u hơn, thiếu hẳn ánh sáng, thiếu cả khí trời.
Cuộc sống nơi đây tưởng chừng chỉ có roi vọt, xiềng gông và tiếng kêu la rên xiết... Có ai ngờ đó đây vẫn vang lên tiếng sáo trong trẻo yêu đời. Đó là tiếng sáo của Chàng Tiêu - một người tù chính trị.
Anh Tiêu tham gia Cách mạng trong phong trào Thanh niên Cứu quốc, bị thực dân Pháp bắt giam cùng các chiến sĩ Cộng sản... Sông trong không khí ngột ngạt của nhà tù, lại có chút năng khiếu âm nhạc, anh thấy phải đem lại niềm vui cho các tù nhân chính trị. Trong khi đi lao động khổ sai, anh đã tìm trong rừng những đoạn nứa tốt đê làm những cây sáo, thổi cho anh em nghe. Mọi người yêu quý anh và rất thích nghe tiếng sáo của anh.
Ngoài cây sáo ra, anh còn tạo được một dàn nhạc với đàn bầu, đàn tứ, nhị và cả băng-giô, vi-ô-lông nữa. Toàn là những nhạc cụ do anh em tự tạo. Vất vả lắm ! Phải dùng đến tôn mới gò được khung đàn vi-ô-lông, đàn băng-giô cho ban nhạc. Chiều chiều, những tù nhân lại cùng nhau hoà nhạc. Âm thanh vang lừng, tiếng trong, tiếng đục làm cho cuộc sông ở nhà tù sôi nổi hẳn lên, xua đi những nồi cực nhọc đau đớn hằng ngày. Âm nhạc tiếp sức cho họ bền bỉ đấu tranh với kẻ thù, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
Theo Ván Nhân, sách Hát - Nhạc 4,1994
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Kể tên nhũng bài dân ca Nam Bộ mà em biết.
Hãy nói cảm nhận của em khi đọc câu chuyện Tỉêhg sáo của người tù.