SGK Sinh Học 11 - Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

  • Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép trang 1
  • Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép trang 2
  • Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép trang 3
  • Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép trang 4
THỰC HÀNH : NHÂN GIỐNG vô TÍNH 0 THỰC VẬT BẰNG GIÂM, CHIẾT, GHÉP
- MỤC TIÊU
Học xong bài này, học sinh phải:
Giải thích được cơ sở sinh học của các phương pháp nhân giống vô tính (nhân giống sinh dưỡng) : chiết cành, giâm cành, ghép cành, ghép chồi (mắt).
Nêu được lợi ích kinh tế của phương pháp nhân giống vô tính.
Thực hiện được các phương pháp nhân giống vô tính : giâm cành, ghép cành và ghép chồi (mắt).
- CHUẨlM BỊ
Giâm cành và giâm lá
Mẫu vật : cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muống, cây dâu, rau ngót,...
Dụng cụ : dao, kéo để cắt cành ; chậu (hay luống) đất ẩm.
Ghép cây
Mẫu vật: cây đào, cây xoài non 1- 2 năm tuổi, cây cam, bưởi,...
Dụng cụ : dao, kéo sắc để rạch vỏ cây và cắt thân cây, dây nilon.
- NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
Giâm cành và giâm lá
Giâm cành
Cắt thân của một trong các cây sắn, rau ngót, cây dâu, khoai lang, rau muống,... thành nhiều đoạn (hom), mỗi đoạn dài chừng 10 - 15cm và có số lượng các chồi (mắt) bằng nhau. Đem các hom cắm nghiêng cho đầu dưới vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất.
Theo dõi sự nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh ra từ các hom khác nhau xuất phát từ cùng một thân cây. Kết quả quan sát ghi vào bảng, dưới đây và từ đó rút ra nhận xét về khả năng nhân giống sinh dưỡng của các phần khác nhau trên thân cây mẹ.
VỊ trí của hom trên cây mẹ kể từ đỉnh
Sô chồi đã nảy
Chiều dài của chồi (cm)
Đánh dấu X vào ô chỉ hom có chồi dài nhất
Ngày
1
2
3
4
5
Kết luận : ghi phần thân nào có khả năng nhân giống sinh dưỡng tốt nhất. Giải thích vì sao.
- Giâm lá
Cắt một lá cây lá bỏng (lá bánh tẻ) rồi đặt nó xuống đất ẩm. Theo dõi sự xuất hiện các cây mới từ mép của phiến lá.
Ghép cành
Dùng dao sắc cắt vát, gọn và sạch gốc ghép và cành ghép để cho bề mặt tiếp xúc của cành ghép áp thật sát vào mặt vát của gốc ghép. Cắt bỏ tất cả các lá có trên cành ghép và loại bỏ bớt chừng 1/3 số lá trên gốc ghép. Tiếp theo phải buộc thật chặt cành ghép với gốc ghép để cho dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép (hình 43).
GHÉP CÀNH
Cành ghép từ 1 cây Cắt gọn, sạch
Cành ghép
được dây buộc chặt vào gốc ghép giúp liên kết tốt
Vỏ của gốc ghép
Tầng phát sinh của cả cành ghép và gốc ghép sinh trương tạo nên sự liên kết giữa chúng
Cắt rời mặt ngoài	cắt dạng T
của vỏ với chồi	trên gồc ghép
Đặt chồi ghép vào
GHÉP CHỔI
Mô sẹo tạo nên tại chỗ ghép hình thành mạch gỗ và mạch rây nối hai phần (gốc ghép và chồi ghép), phần vỏ phía trên chồi bị cắt bỏ đi trước khi nảy chồi
Hình 43. Ghép cành và ghép chồi (mắt)
Ghép chồi (mạt)
Rạch lớp vỏ trên gốc ghép thành hình chữ T (ở đoạn thân muốn ghép) dài khoảng 2cm. Dùng sống dao tách vỏ theo vết rạch một khoảng đủ để đặt mắt ghép.
Chọn một chồi mới nhú trên cành ghép (chồi ngủ) làm chồi ghép. Dùng dao sắc cắt gọn lớp vỏ kèm theo một phần gỗ ở chân mắt ghép.
Đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ, sao cho lớp vỏ của gốc ghép và chồi ghép sát nhau ở đầu chữ T. vỏ của gốc ghép phủ lên vỏ của chồi ghép. Buộc áp vỏ gốc ghép vào chồi ghép và để cho phần gỗ của chồi ghép áp sát vào phần gỗ của gốc ghép giúp cho dòng mạch gỗ di chuyển dễ dàng từ thân gốc ghép sang chồi ghép. Chú ý không buộc đè lên chồi ghép (hình 43).
- THU HOẠCH
Mỗi học sinh phải :
Làm bài tường trình về thực hành giâm cành, ghi bảng theo dõi thực hành và kết luận đã rút ra được.
Tường trình về thực hành ghép cành và thực hành ghép chồi mắt.
Làm thực hành theo nhóm từ 5 - 6 học sinh để tiến hành giâm cành và giâm lá ở nhà hoặc tại vườn trường (nếu có). Mỗi nhóm tiến hành giâm cành của một loài cây, mang đến lớp kết quả gồm các hom đã có chồi đang sinh trưởng và bảng số liệu theo dõi được. Mỗi nhóm đọc nhận xét của nhóm mình cho các nhóm khác ghi.
Các nhóm trên thực hiện ghép cành và ghép chồi mắt tại trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
* Nếu có điều kiện : thay bài thực hành bằng bài tham quan cơ sở nghiên cứu hay sản xuất có tiến hành nhân giống vô tính (lai, ghép, giâm, chiết cành, nuôi cấy mô thực vật).