Giải Địa Lý lớp 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

  • Bài 12:  Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất trang 1
  • Bài 12:  Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất trang 2
  • Bài 12:  Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất trang 3
  • Bài 12:  Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất trang 4
  • Bài 12:  Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất trang 5
CHƯƠNG II
CÁC THÀNH PHẨN
Tự NHIÊN CỦA TRÁI ĐẦT
BÀI 10
TÁC ĐỘNG CỦA NỘI Lực VÀ NGOẠI Lực TRONG
VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA hình bề mặt trái đất
CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến địa hình bề mặt Trái Đất?
Trả lời
+ Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, tác động vào các lớp đá làm sinh ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy, động đất, núi lửa ...
+ Ngoại lực là những lực sinh ra ỏ' bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu gồm hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực
+ Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời: tác động của ngoại lực làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề, tác động của ngoại lực thiên về san bằng, hạ thấp địa hình
Câu 2
Tại sao người ta nói: nội lực và ngoại lực là hai lực đốì nghịch nhau?
Trả lời
Người ta nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau vì:
Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời nhưng khác nhau về nguồn gốc, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất nhưng tác động khác nhau
Nội lực là những lực sinh ra ỏ' bên trong Trái Đất, làm di chuyển các địa mảng, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa ....
Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, diễn ra trên bề mặt Trái Đất, tác động của ngoại lực làm cho các dạng địa hình bị biến đổi. Ngoại lực phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên (núi, khe sâu, lòng chảo ...), đồng thời cũng tạo ra những dạng địa hình mới
Câu 3
Hãy nêu một số ví dụ về tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất
Trả lời
+ Một số ví dụ về tác động của nội lực:
Uốn nếp các lớp đá, tạo thành các dãy núi như: dãy Hi-ma-
lai-a, dãy Hoàng Liên Sơn 	
Gây ra các đứt gãy sâu và đẩy vật chất nóng chảy ở dưới
sâu ra ngoài mặt đất, tạo nên hiện tượng núi lửa ,ở In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin 	
— Gây ra các vụ động đất ở miền tây Trung Quốc, Nhật Bản, I-ran, 	 trong các năm gần đây
Nội lực là nguyên nhân gián tiếp gây ra sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004
+ Một số ví dụ về tác động của ngoại lực:
Các dòng nước chảy bào mòn, bóc mòn bề mặt địa hình các vùng cao, vận chuyển vật liệu xâm thực bồi tụ ỗ các nơi trũng thấp
— Sóng biển phá hoại các bờ biển cao bằng sức đập, sức nén và sự hòa tan các chất khoáng, làm cho các bờ biển cao bị hạ thấp dần
Ở bờ biển Bắc Trung Bộ, nếu không có rừng phòng hộ ven biển, tác động của gió gây ra nạn cát bay phủ lấp lên nhà cửa, đường sá, ruộng vườn
Câu 4
Hãy phân biệt hai hiện tượng núi lửa và động đất. Trên thế giới, núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi nào?
Trả lời
+ Núi lửa là hình thức phun trào vật chất nóng chảy (mácma) ở dưới sâu lên mặt đất
+ Động đất là hiện tượng xảy ra đột ngột, xuất phát từ dưới sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển dữ dội
+ Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi có hai địa mảng tách xa nhau hoặc xô vào nhau
Câu 5
Vì sao người ta gọi vùng ven bờ lục địa. bao quanh Thái Bình Dương là “Vành đai lửa Thái Bình Dương”?
Trả lời
Người ta gọi vùng ven bờ lục địa bao quanh Thái Bình Dương là “Vành đai lửa Thái Bình Dương” vì:
Ven bờ lục địa Thái Bình Dương là nơi tiếp xúc của nhiều mảng kiến tạo (mảng Thái Bình Dương với các mảng Ân Độ, mảng Âu - Á, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ), nên vùng này tập trung gần 300 trong khoảng gần 500 núi lửa còn hoạt động của thế giới
Câu 6
Vì sao có núi lửa? Núi lửa có những nơi nào trên Trái Đất?
Trả lời
+ ở những nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt sâu, vật chất nóng chảy từ dưới sâu phun trào ra ngoài mặt đất, tạo thành núi lửa
+ Núi lửa thường có ở những nơi hai địa mảng kề nhau xô vào nhau hoặc tách xa nhau
Câu 7
Núi lửa thường gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?
Trả lời
Quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống do: dung nham của núi lửa khi nguội đi, bị phân hủy thành một loại đất (đất đỏ) rất phì nhiêu, có giá trị đốì với sản xuất nông nghiệp
Câu 8
sJ Dựa vào đâu đế người ta đo sức mạnh của động đất?
b/ Con ngựời đã có những biện pháp gì để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra?
Trả lời
a/ Để đo sức mạnh của động đất, người ta dùng một thang chuẩn có 9 bậc (độ) gọi là thang Richte
b/ Những biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra:
Lập các trạm nghiên cứu các rung động trong lòng đất để dự báo trước (về tâm động đất, sức mạnh của động đất), để sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm
Xây dựng nhà ở, công trình có thể chịu được các rung động lớn
Bố trí dân cư và lựa chọn họat động sản xuất phù hợp ỏ' những vùng thường xảy ra động đất
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)
Câu 1
Tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực làm sinh ra các hiện tượng động đất, núi lửa trên Trái Đất
Đúng
Sai Câu 2
Nếu không có tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt Trái Đất, sẽ không có các đồng bằng châu thổ
Đúng
Sai Câu 3
Nơi nào trên thế giới có núi lửa, nơi đó thường xảy ra động đất
Đúng
Sai
Câu 4
Phần lớn những vụ động đất, núi phun lửa đều xảy ra trên các lục địa
Đúng
Sai Câu 5
Thắng cảnh nào ở nước ta không do ngoại lực tạo nên?
Hồ Ba Bể (Bắc Kạn)
Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình)
Động Phong Nha (Quảng Bình)
D. Bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa)
Câu 6
Thiên tai nào do nội lực gián tiếp sinh ra?
A. Động đất	B. Núi lửa
c. Sóng thần	D. Bão lụt
Câu 7
Dạng địa hình nào không do ngoại lực sinh ra?
Đồng bằng châu thổ
Cồn cát ven biển
c. Hang động trong vùng đá vôi D. Núi và cao nguyên
Câu 8
Hiện tượng nào ở nước ta do ngoại lực gây ra?
A. Lũ bùn	B. Hạn hán
c. Sương muối	D. Lốc xoáy
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu: 1 B, 2 A, 3 A, 4 B, 5 A, 6 C, 7 D, 8 A