Giải Địa Lý lớp 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

  • Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trang 1
  • Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trang 2
  • Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trang 3
  • Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trang 4
  • Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trang 5
BÀI 6
Sự CHUYỂN ĐỘNG CỦA
TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
CÂU HỎI Tự LUẬN
Câu 1
Thế nào là sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất?
Trả lời
Khi trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Bắc-Nam của Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi, sự chuyển động như thế gọi là sự chuyển động tịnh tiến
Câu 2
Hãy điền vào hình vẽ dưới đây
+ Ngày, tháng của 4 vị trí Trái Đất trên quỹ đạo
+ Các ngày: hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân •
+ Các mùa
+ Hướng chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời
123°27’
f 0° 23°27’
Câu 3
Dựa vào hình 23 (trang 25, SGK): Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt trời và các mùa ở Bắc bán cầu
Hãy điền vào các chỗ 	 trong bảng dưới đây các mùa (tính
theo dương lịch) ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu
Thời gian
Bắc bán cầu
Nam bán cầu
Từ 21 tháng 3 đến 22 tháng 6
•
Từ 22 tháng 6 đến 23 tháng 9
Từ 23 tháng 9 đến 22 tháng 12
Từ 22 tháng 12 đến 21 tháng 3
Câu 4
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Trả lời
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên ở hai nửa cầu trong một năm do:
Khi chuyến động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Bắc Nam của Trái Đất nghiêng và không đổi hướng, nên trong một năm:
+ Nửa năm đầu (từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 23 tháng 9)
Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu sáng lớn, nên'nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, nửa cầu bắc có mùa nóng
Nửa cầu Nam không ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu sáng nhỏ, nên nhận được ít ánh sáng và nhiệt hơn nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam có mùa lạnh
+ Nửa năm sau (từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3) thì có hiện tượng ngược lại
Câu 5
Vì sao nước ta quanh năm nóng và sự phân hóa bốn mùa không rõ rệt? Hãy kể tên 5 quốc gia có hiện tượng mùa tương tự như miền Nam nước ta
Trả lời
Do nước ta nằm gần xích đạo, trong khu vực quanh năm có góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn, nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, khí hậu quanh năm nóng và sự phân hóa bôn mùa không rõ rệt như các nước ỏ' khu vực ôn đới
Năm quốc gia có hiện tượng mùa tương tự như miền Nam nước ta là: Lào, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia
Câu 6
Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau? Tại sao có hiện tượng như thế?
Trả lời
Vào hai ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 (dương lịch), hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau
Có hiện tượng như thế do vào hai ngày này, hai nửa cầu Bắc và Nam đều có góc chiếu sáng của Mặt Trời như nhau
Câu 7
Nếu trục Bắc -Nam của Trái Đất không đổi hướng và đứng thẳng (vuông góc với mặt phảng quỹ đạo) khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, thì hiện tượng mùa trên Trái Đất sẽ như thế nào?
Trả lời
Nếu trục Bắc - Nam của Trái Đất không đổi hướng và đứng thẳng trên quỹ đạo khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, thì trên Trái Đất người ta không phân biệt được các mùa
Câu 8
Trả lời bằng cách điền vào chỗ 	 của câu
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có
hình	
Thời gian Trái Đất chuyển động giáp một vòng quanh Mặt
Trời là 	
Chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, Trái Đất lúc nào
cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Bắc - Nam không đổi, sự chuyển động đó gọi là 	
Sự phân bố lượng nhiệt, ánh sáng và cách tính mùa ở hai
nửa cầu Bắc và Nam 	
Hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và
ánh sáng như nhau vào các ngày 	
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)
Câu 1
Ớ Bắc bán cầu, theo dương lịch, ngày nào là ngày hạ chí?
A. 21 tháng 3	B. 22 tháng 6
c. 23 tháng 9	D. 22 tháng 12
Câu 2
Ở Bắc bán cầu, ngày 23 tháng 9 (dương lịch) là ngày A. xuân phân	B. thu phân
c. hạ chí	D. đông chí
Câu 3
Ngày bắt đầu các mùa ở Bắc bán cầu theo âm - dương lịch chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch khoảng
A. 15 ngày	B. 25 ngày
35 ngày	D. 45 ngày
Câu 4
Hai bán cầu có góc chiếu như nhau vào các ngày
21 tháng 3 và 22 tháng 6
22 tháng 6 và 22 tháng 12
21 tháng 3 và 23 tháng 9
23 tháng 9 và 22 tháng 12
Câu 5
Vào ngày nào Nam bán cầu nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời ít nhất?
A. 21 tháng 3	B. 23 tháng 9
c. 22 tháng 6	D. 22 tháng 12
Câu 6
Vào ngày nào Bắc bán cầu nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời nhiều nhất?
A. 21 tháng 3 c. 23 tháng 9
B. 22 tháng 6
22 tháng 12
Câu 7
Nguyên nhân của hiện tượng mùa khác nhau ở hai bán cầu của Trái Đát là
Trải Đất vừa tự quay, vừa chuyển động quanh Mặt Trời
Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời
c. Trái Đất có hình dạng khối cầu và chuyển động quanh Mặt Trời
D.Trục Bắc - Nam của Trái Đất thay đổi hướng khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
in. ĐÁP ÁN
Câu 8
elip gần tròn
365 ngày 6 giờ
sự chuyển động tịnh tiến
hoàn toàn trái ngược nhau
21 tháng 3 và 23 tháng 9 Câu hỏi trắc nghiệm
1 B, 2 B, 3 D, 4 c, 5 c, 6 B, 7 B