SGK GDCD 6 - Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

  • Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em trang 1
  • Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em trang 2
  • Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em trang 3
  • Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em trang 4
Bài 12 CỦNG ước LIÊN HỢP QUỐC VÊ QUYẾN TRẺ EM
0 TRUYỆN ĐỌC TẾT ò LÀNG TRẺ EM SOSH) HÀ NÔI
Chúng tôi đêh Làng trẻ em SOS Hà Nội vào một chiều cuối nãm. Dường như cái giá lạnh của mùa đông đã tan biến khi chúng tôi bước vào một trong những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Chứng kiến quang cảnh sinh hoạt của gia đình chị Đỗ, nếu không được giới thiệu trước thì bất cứ ai cũng tưởng chị là mẹ đẻ của các cháu. Sự ngăn nắp, cách bài trí tiện nghi gợi vẻ ấm cúng của một gia đình hạnh phúc. Vốn là giáo viên, chị Đỗ đã được tuyển chọn làm mẹ của 11 trẻ mồ côi và là một trong 16 bà mẹ ở Làng trẻ em SOS Hà Nội với 171 trẻ mồ côi từ 1 đến 17 tuổi. Những đứa con đang khôn lớn dần trong vòng tay chăm sóc, dạy dỗ của chị, cháu nào cũng ngoan và học khá.
Tết ở Làng trẻ em SOS rất vui. Cứ 28-29 Tết, nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng thâu đêm. Các mẹ đều cố gắng tổ chức Tết đầy đủ lễ nghi như mọi
Làng trẻ em SOS Hà Nội
(1) Làng trẻ em SOS : nơi Nhà nước dành để nuôi dạy trẻ em mồ côi.
gia đình bình thường để các con của họ luôn cảm nhận được sự ấm cúng trong gia đình. Trước Tết một tuần, chị Đỗ đã lo sắm quần áo, giày dép cho các con. Kẹo bánh, hạt dưa, cành đào, hoa quả, quất cảnh, thịt gà, thịt lợn, giò chả... cũng được chị mua sắm đầy đủ. Đêm giao thừa, chị cùng các con quây quần bên tivi đón năm mới. Thời khắc giao thừa vừa điểm, chị và các con chúc tụng nhau năm mới có nhiều điều tốt lành. Các con phá "cỗ ngọt" và thi nhau hát hò vui vẻ.
Nhìn gương mặt trắng hồng xinh xắn của bé Hiền, con nhỏ nhất của chị Đỗ và cách chị Đỗ ấp con vào lòng, tôi thấy mắt mình cay cay. Đây chính là điều mà chúng tôi đi tìm và mong đợi. Hạnh phúc đã mỉm cười trên môi những bé thơ bất hạnh. Mùa xuân thực sự đã về trên những mái ngói đỏ tươi, trong những gia đình ấm áp, đầy ắp tiếng cười của mẹ và các con.
PHƯƠNG THUÝ
(Tạp chí Ví' trẻ thơ số 96+97 - 2001)
Gợi ý
Tết ở Làng trẻ em SOS Hà Nội đã diễn ra như thế nào ?
Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em mồ côi ở đó ?
Hãy kể tên những tổ chức chãm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết (ví dụ : Làng trẻ em SOS, Quỹ bảo trợ trẻ em, các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...). Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em ?
Em hãy kể những quyền mà em đã được hưởng. Em suy nghĩ gì khi được hưởng những quyền đó ?
© NỘI DUNG BÀI HỌC
Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã .ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia làm 4 nhóm :
Nhóm quyền sống còn : là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ ...
Nhóm quyền bảo vệ : lẳ những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
Nhóm quyền phát triển : là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật...
Nhóm quyền tham gia : là những quyền được tham gia vào nhũng công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em như ngược đãi, làm nhục, bóc lột trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc.
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và phải thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình.
Trẻ em như búp trên cành.
HỒ CHÍ MINH
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
(UNESCO)
© BÀI TẬP
Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em :
Tổ chức trại hè cho trẻ em.
Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó ?
Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em ?
Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ.
Theo em, Lan đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào ?
đ) Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là	Quân,	em sẽ	làm gì	?
Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp	sau đây	:
Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ. .
Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.
Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ.
g) Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điệu chưa tốt đo.