SGK GDCD 6 - Bài 4: Lễ độ

  • Bài 4: Lễ độ trang 1
  • Bài 4: Lễ độ trang 2
  • Bài 4: Lễ độ trang 3
LẼ Độ
0 TRUYỆN ĐỌC	EM THUỶ
ơ thôn Đoài, ai cũng khen Thuỷ là cô bé hiền dịu, nết na, ngoan ngoãn nhất làng.
Một hôm, nhân có việc qua thôn Đoài, tôi ghé thăm nhà Thuỷ. Vừa bước chân vào cổng, tôi đã nghe thấy giọng nói nhẹ nhàng của Thuỷ :
Em chào anh ạ. Mời anh vào nhà em chơi !
Khi tôi vào nhà, Thuỷ giới thiệu tôi với bà nội của em : •
Thưa bà, đây là anh Quang - cán bộ Đoàn của huyện nhà đến thăm bà.
Rồi Thuỷ nhanh nhẹn kéo ghế mời tôi ngồi.
Trong khi tôi trò chuyện với bà thì Thuỷ đi pha trà.
Khi trà đã ngấm, Thuỷ rót nước ra chén, bưng một chén bằng hai tay mời bà :
Cháu mời bà ạ !
2-GDCD6-A
9
Rồi Thuỷ quay sang mời tôi :
Em mời anh xơi nước !
Sau đó, Thuỷ xin phép bà ngồi tiếp chuyện tôi.
Tôi hỏi Thuỷ :
Bố mẹ em đi vắng à ?
Dạ, bố em công tác trên huyện, chiều thứ sáu mới về ; còn mẹ em dạy học ở trường ạ !
Em vui vẻ kể cho tôi nghe về việc học hành của bản thân ; việc hoạt động của Đoàn, Đội ở lớp, ở trường em.
Ngồi nói chuyện với Thuỷ một lúc, nhìn đồng hồ đã thấy muộn, tôi đứng dậy chia tay với em và chào bà nội của Thuỷ. Thuỷ tiễn tôi ra tận ngõ và nói :
Lần sau nếu có dịp, mời anh đến nhà em chơi.
Trên đường, về, tôi nghĩ mãi về những cử chỉ và lời nói khi tiếp khách của Thuỷ. Quả thực, Thuỷ đúng là một học sinh ngoan, lễ độ như lời ca ngợi của bà con trong thôn Đoài.
YÊN THÁI
Gợi ý
Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà.
Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thuỷ trong truyện ?
Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì ?
© NỘI DUNG BÀI HỌC
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
Lễ độ là biểu hiện của người có văn hoá, có đạo đức, giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh.
• Thành ngữ : - Đi thưa, về gửi.
- Trên kính, dưới nhường.
© BÀI TẬP
Hãy đánh dấu X vào cột trống mà em cho là thích hợp :
Hành vi, thái độ
Có lễ độ
Thiếu lễ độ
1. Đi xin phép, về chào hỏi
2. Nói leo trong giờ học
3. Gọi dạ, bảo vâng
4. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người
5. Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già... trên xe ô tô
6. Kính thầy, yêu bạn
7. Nói trống không
8. Ngắt lời người khác
Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khoá. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: "Cháu muốn gặp ai ?". Bạn Thanh dừng lại và trả lời: "Cháu vào chỗ mẹ cháu ! Thế chú không biết cháu à ?".
Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy ?
Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh ?
Nếu em là Thanh thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ ?
Em hiểu thế nào là : "Tiên học lễ, hậu học văn" ?