SGK GDCD 6 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

  • Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trang 1
  • Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trang 2
Bài 18	QUYẾN Được BẢO ĐẢM AN TOÀN
VÀ Bi MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
o TÌNH HUỐNG
Loan và Phượng vào văn phòng nhà trường nhận tờ báo cho lớp và một lá thư gửi Hiền. Trên đường về, Phượng thì thầm :
Chúng mình mở thư xem ai viết gì cho nó đi ?
Loan ngần ngừ :	. •
Tớ sợ lắm !
Phượng mỉm cười :
Sợ gì, mình với Hiền là bạn thân ; mình đọc thư của Hiền cũng được chứ sao ? Nếu cậu ngại, chúng mình đọc xong sẽ dán lại đưa cho nó.
Gợi ý	• .
Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không ? Vì sao ?
Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không ? Vì sao ?
Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào ?
© NỘI DUNG BÀI HỌC
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta (Điều 21, Hiến pháp 2013).
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếrri đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác ; không được nghe trộm điện thoại.
Tư liệu tham khảo
Hiến pháp 2013, Điều 21 (trích) : "... Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín... của người khác".
• Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 125 : Tội xâm phạm I bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
"Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm"...
© BÀI TẬP
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào ?
Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín ?
Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ?
Để thực hiện tốt'trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau :
Nhặt được thư của người khác ?
Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác ?
Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em ?