SGK GDCD 9 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

  • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân trang 1
  • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân trang 2
  • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân trang 3
  • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân trang 4
  • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân trang 5
QUYỂN VÀ NGHĨA vụ CỦA CÕNG DÂN
TRONG HÔN NHÂN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyện cảu T
T mới học hết lớp 10 thì có anh K hỏi cưới T. Bố mẹ T thấy nhà anh K giàu nên vội nhận lời và đám cưới nhanh chóng được tổ chức. Bố mẹ T hi vọng T sẽ được hạnh phúc, nhưng sự thực lại không như vậy. K là một thanh niên lười biếng, ham chơi, không 'thích lao động, lại rượu chè. T phải làm lụng vất vả, lại buồn phiền vì chồng nên gầy yếu xanh xao. Ngay sau khi T sinh đứa con đầu lòng thì K đã thường xuyên bỏ nhà đi chơi, không quan tâm gì đến vợ con.
Nồi khổ của M
M là một cô gái đảm đang, hay làm. Một chạng trai cùng thôn tên là H, làm nghề thợ mộc ngỏ lời yêu M. Những khi đi chơi với nhau, H hay đòi hỏi M “chiều” mình. Vì nể người yêu, sợ H giận và cho rằng mình không thật lòng yêu H, M đã có quan hệ tình dục với H. Sau đó, M có thai. H luôn luôn dao động trước những lời đồn đại, dèm pha của dân làng và đã trốn tránh trách nhiệm của mình. Cha mẹ, anh chị H thì kiên quyết phản đối và không chấp nhận M. M sinh một bé gái và vất vả đến kiệt sức để nuôi con trong sự hắt hủi của cha mẹ, sự chê cười của xóm giềng, bè bạn.
Gợi ý
Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong những trường hợp trên ?
Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình ?
o NỘI DUNG BÀI HỌC
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
Những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay :
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân :
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cấm kết hồn trong những trường hợp người đang có vợ hoặc có chồng ; người mất năng lực hành vi dân sự (bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình) ; giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời ; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
Chúng ta phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân, không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân.
Tư liệu tham khảo
“... Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”.
(Điều 36 Hiến pháp năm 2013)
Cấm các hành vi sau đây :
Kết hôn giả tạo, li hôn giả tạo ;
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn ;
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ ;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn ;
Cưỡng ép li hôn, lừa dối li hôn, cản trở li hôn...”.
(Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
(Khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
• Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
(Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
ill BÀI TẬP
Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.
Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên ;
Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con ;
Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp ;
Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính ; đ) Kết hôn khi nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên ;
Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc ;
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con trong việc chọn bạn đời;
Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm ;
Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con ;
k)	Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính ;
Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc ;
m)	Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.
Em hãy tìm hiểu về những trường hợp tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật) và những lí do khác nhạu của các trường hợp đó.
Hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra mà em biết (đối với người tảo hôn, gia đình của họ và đối với cộng đồng).
Học hết trung học phổ thông, Lan đang ở nhà chờ xin việc thì gặp và yêu Tuấn, cũng đang không có việc làm. Khi hai người xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia đình đều khuyên Lan và Tuâh hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia đình, nhưng Lan và Tuấn không đồng ý, cứ thúc ép cha mẹ. Cuối cùng, hai gia đình đành phải chấp thuận cho Lan và Tuấn kết hôn.
Theo em, ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng hay sai ? Vì sao ?
Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản. nhưng họ 'vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản.
Theo em, lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng không ? Vì sao ?
Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ có hợp pháp không ? Vì sao ?
Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả Bình cho một người nhà giàu ở xã bên. Bình không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt Bình về nhà chồng.
Việc làm của mẹ Bình là đúng hay sai ? Vì sao ?
Cuộc hôn nhân này có được pháp luật thừa nhận không ? Vì sao ?
Bình có thể làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó ?
Khi lấy anh Phú, chị Hoà đang là giáo viên tiểu học. Lấy nhau một thời gian thì anh Phú được cử làm phụ trách trạm bơm nước của xã nên không có thời gian chăm lo công việc đồng áng. Anh nghe theo bố mẹ, bắt chị Hoà phải bỏ nghề dạy học để về làm ruộng. Chị Hoà không đồng ý thì anh Phú doạ sẽ li hôn với chị.
Căn cứ vào quy định của pháp luật về hôn nhân, em hãy nêu nhận xét của mình về việc làm của anh Phú.
Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ. Trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp.
Em có tán thành quan niệm đó không ? Vì sao ?