SGK GDCD 9 - Bài 4: Bảo vệ hoà bình

  • Bài 4: Bảo vệ hoà bình trang 1
  • Bài 4: Bảo vệ hoà bình trang 2
  • Bài 4: Bảo vệ hoà bình trang 3
  • Bài 4: Bảo vệ hoà bình trang 4
  • Bài 4: Bảo vệ hoà bình trang 5
3-GDCD 9-A
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm 10 triệu người chết. Còn trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, con số này đã tăng lên hơn 5 lần, tức là khoảng 60 triệu người.
Trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến năm 2000, các cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới đã làm cho hơn 2 triệu trẻ em bị chết, hơn 6 triệu trẻ em bị thương tích, tàn phế, 20 triệu trẻ em phải sống bơ vơ do bị mất nhà cửa, hơn 300.000 trẻ ở độ tuổi thiếu niên bị buộc phải đi lính, cầm súng giết người.
Theo báo Quốc rế(23-5-2002 - 29-5-2002)
Để bảo vệ hoà bình, nhân dân tiến bộ toàn thế giới đã tiến hành nhiều hoạt động như : mít tinh, biểu tình, tuần hành phản đối chiến tranh xâm lược,... Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, nhân dân ta luôn nhận được sự ủng hộ to lớn về mọi mặt của nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lí trên khắp hành tinh.
'4. Quan sát ảnh
3-GDCD 9-0
lílllrtiỆHÍCHHl
Bom Mĩ huỷ diệt Bệnh viện Bạch Mai, ngày 22-12-1972 . (Ảnh : Ngọc Quán - Thông tấn xã Việt Nam)
cu
Đại biểu các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội mít tinh phản đối chiến tranh,
bảo vệ hoà bình.
(Ánh : Tùng Lâm - Thông tấn xã Việt Nam)
Em có suy nghĩ gì khi xem các ảnh và đọc các thông tin trên ?
Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào ?
Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình ?
Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì ?
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
Bảo vệ hoà bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên ; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia ; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
Ngày nay, ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang ; ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên hành tinh của chúng ta. Vì vậy, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại. Ý thức bảo vệ hoà bình, lòng yêu hoà bình cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các mối quan hệ và giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người.
3^ Là một dân tộc yêu chuông hoà bình và đã phải chịu đựng quá nhiều đau thương, mất mát của mấy cuộc chiến tranh gay go, ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hoà bình. Chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và công lí trên thế giới.	4
Đê’ bảo vệ hoà bình cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người ; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
Tư liệu tham khảo
“... Trong một vài thập kỉ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tồn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thê lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc...”.
(Vân kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. tr. 14)
“Chúng tôi, nhân dân các nước liên hợp lại quyết tâm :
Phòng ngừa cho các thế hệ tương lai khỏi thảm hoạ chiến tranh đã hai lần xảy ra trong đời chúng ta, gây cho nhân loại đau thương không kể xiết; ...
Và để đạt được những mục đích đó :
Bày tỏ lòng mong muốn cùng chung sống hoà bình trên tinh thần láng giềng thân thiện, cùng nhau góp sức để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thừa nhận những nguyên tắc và xác định những phương pháp bảo đảm không dùng vũ lực, trừ trường hợp vì lợi ích chung, sử dụng cơ chế quốc tế để thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc
(Trích Lời nói đần Hiến chương Liên hợp quốc)
BÀI TẬP
Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng,yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày ?
Biết lắng nghe người khác ;
Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác ;
Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân ;
Học hỏi những điều hay của người khác ổ
đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình ;
Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác ;
Phân biệt đối xử giữa các dân tộc ;
Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;
Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
Em tán thành những ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?
Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình ;
Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh ;
Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết.
Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động bảo vệ hoà bình (ví dụ : biểu diễn văn nghệ ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình ; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế ; viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế ; lên diễn đàn bày tỏ ý kiến, quan điểm của các em về chiến tranh và hoà bình, về một hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh,...).