SGK GDCD 9 - Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

  • Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật trang 1
  • Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật trang 2
  • Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật trang 3
	(Bài 18>	
SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT
ĐẶT VẤN ĐỂ
Nguyễn Hải Thoại - Một tấm gương
về sống có đạo đức vò lòm việc theo pháp luật
Khi nhận làm Tổng Giám đốc Tổng Công ti Xây dựng Thăng Long, Anh hùng Lao động Nguyễn Hải Thoại đã trăn trở : "Phải phát triển Tổng Công ti ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước". Anh luôn tâm niệm là người quản lí phải có cái tâm và làm theo đúng pháp luật.
Việc đầu tiên anh làm là chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người, bồi dưỡng đào tạo một đội ngũ cán bộ công nhân viên về trình độ khoa học kĩ thuật và đạo đức, ý thức pháp luật, kỉ luật lao động, vì "con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển". Anh sắp xếp lại 35 ha đất của Tổng Công ti thành nơi ăn ở của các gia đình, nơi làm việc của các phòng ban, nơi học hành cho con em trong các xí nghiệp. Anh bàn với công đoàn tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc học tập, văn hoá văn nghệ nhằm cải thiện đời sống tinh thần cho các gia đình sau giờ lao động vất vả.
Nguyễn Hải Thoại mạnh dạn mở từng lớp bồi dưỡng và đào tạo công nhân, cử cán bộ, công nhân đi học ở trong và ngoài nước. Anh mở rộng sản xuất ra nhiều lĩnh vực theo quy định của pháp luật, sắp xếp lại lực lượng lao động nên đã phát huy tốt tiềm năng của mọi người. Nhờ vậy, mọi người hăng say lao động sản xuất, phát huy nhiều sáng kiến, năng suất lao động tăng, thu nhập của công nhân được nâng lên rõ rệt.
Để nâng cao uy tín của Tổng Công ti, bản thân anh là một tấm gương thực hiện đúng những quy định của pháp luật và đòi hỏi mọi người phải rèn luyện đạo đức, thái độ tuân theo pháp luật, thực hiện kỉ luật lao động. Tổng Công ti luôn hoàn thành đúng quy định về nộp thuế, đóng bảo hiểm lao động, thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, kỉ luật lao động, đảm bảo tốt chất lượng các sản phẩm lao động dù ở trong nước hay xây dựng ở nước ngoài.
Anh luôn phản đối và đấu tranh với những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực trong xây dựng và sản xuất như tham nhũng, trốn thuế, lậu thuế, đánh cắp, đánh tráo nguyên vật liệu trong xây dựng.
Nhờ biết chăm lo đến mọi người, làm ăn trung thực, đúng pháp luật... mà uy tín của Tổng Công ti ngày càng được nâng cao. Nhà nước đã giao cho anh những dự án xây dựng nhiều công trình quan trọng của đất nước. Tổng Công ti Xây dựng của Nguyễn Hải Thoại đã xây dựng các công trình ở nhiều nước trên thế giới như : Lào, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Ô-xtrây-li-a.
Tổng Công ti Xây dựng Thăng Long là một trong những đơn vị tiêu biểu của ngành Xây dựng trong thời kì đổi mới. Vì đã có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của Tổng Công ti, Nguyễn Hải Thoại đã được Nhà nước tặng Danh hiệu "Anh hùng lao động thời kì đổi mới".
Nhật Hà
Gợi ý
Những chi tiết nào thể hiện Anh hùng Lao động Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật ?
Động cơ nào thôi thúc anh Nguyễn Hải Thoại có suy nghĩ và hành động sáng tạo để phát triển Tổng Công ti Xây dựng Thăng Long ? Động cơ đó biểu hiện những phẩm chất gì của anh ?
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật như Anh hùng Lao động Nguyễn Hải Thoại đã đem lại những lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội ?
NỘI DUNG BÀI HỌC
Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội ; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung ; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.
Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật.
Sống có đao đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau. Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật. Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật.
Sống có đạo đứcrvà tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quý, kính trọng.
Mỗi học sinh trung học cơ sở cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật.
BÀI TẬP ■
Hãy nêu ví dụ và phân tích nhận định : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để phát triển của mỗi cá nhân và xã hội.
Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện là người có đạo đức, hành vi nào thể hiện biết tuân theo pháp luật ?
Chăm sóc ông bà lúc ốm đau ;
Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ ;
Giúp em học tập ở nhà ;
Tham gia tích cực các công việc của lớp ;
đ) Rủ nhau đến thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20 tháng 11 ;
Tham gia hiến máu nhân đạo ;
Không đua xe máy ;
Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma tuý ;
Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá
k)	Không vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều ;
Giúp các nhà chức trách ngăn chặn các hành vi phạm pháp.
Vì sao có một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là vi phạm pháp luật ? (Ví dụ : làm hàng giả, buôn bán vận chuyển ma tuý,...).
Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt một số thanh niên đua xe trái phép vào ngày mồng một Tết nãm Quý Mùi (2003).
Theo em, hành vi của số thanh niên trên đã vi phạm chuẩn mực đạo đức hay vi phạm quy định của pháp luật ? Vì sao ?
Trên đường đi học về, Thanh và Hà gặp một phụ nữ đang bị công an rượt đuổi. Chị ta dúi vào tay Thanh một gói hàng và nói nhỏ : “Giấu giúp chị, tí nữa chị xin lại và hậu tạ các em. Số điện thoại của chị đây”.
Nếu là Thanh và Hà, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào ? Vì sao ?
Em có nhận xét gì về việc làm của người phụ nữ trong tình huống trên ?
Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật ? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó.