SGK GDCD 9 - Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

  • Bài 6: Hợp tác cùng phát triển trang 1
  • Bài 6: Hợp tác cùng phát triển trang 2
  • Bài 6: Hợp tác cùng phát triển trang 3
  • Bài 6: Hợp tác cùng phát triển trang 4
4. Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta.
HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIEN
ĐẶT VẤN ĐỂ
Tính đến nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như : Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Giáo dục, Văn hoá và Khoa học Liên họp quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF),...
(Các tổ chức quốc tếvà Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1999)
Tính đến tháng 12 - 2002, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
{Báo cáo thống ké của Tổng cục Hải quan
trình Chính phủ và các Bộ có liên quan, ngày 31-12-2002)
Quan sát ảnh
Thiếu tướng - phi công vũ trụ V. V Go-rơ-bát-cô (trái) cùng phi cóng vũ trụ đầu tiên của Việt Nam - Trung tướng Phạm Tuân trong buổi mít tinh kỉ niệm 20 nãm chuyến bay vũ trụ hợp tác Việt - Xô. (Ảnh : Nguyễn Dàn - Thông tấn xã Việt Nam)
20
4-GDCD 9-B
Cầu Mĩ Thuận, biểu tượng cũa sự hợp tác Việt Nam - Ô-xtrây-li-a. (Ảnh : Thế Thuần - Thông tấn xã Việt Nam)
Các bác sĩ Việt Nam và Hoa Kì hợp tác tiến hành ca “phẫu thuật nụ cười” cho trẻ em tại bệnh viện Đà Nẵng.
(Ảnh : Công Điều - Thông tấn xã Việt Nam)
Gợi ý
Qua các ảnh và thông tin trên, em có nhận xét gì về quarí hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ?
Sự hợp tác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước cùng hợp tác ?
Theo em, để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những nguyên tắc nào ?
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo,...) mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, khổng dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ; bình đẳng và cùng có lợi ; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình ; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Nước ta đã và đang hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực : kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế,...
Ngay từ bây giờ, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
BÀI TẬP
Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố,...
1
Em đã hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung như thế nào ? Sự hợp tác đó đã mang lại kết quả gì ? Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn ?
Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trong trường, ở địa phương.