SGK Ngữ Văn 12 - Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vuờn (trích)

  • Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vuờn (trích) trang 1
  • Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vuờn (trích) trang 2
  • Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vuờn (trích) trang 3
  • Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vuờn (trích) trang 4
  • Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vuờn (trích) trang 5
  • Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vuờn (trích) trang 6
  • Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vuờn (trích) trang 7
ịĐỌCTHEM.
LfflJ MÙA LÁ RMNG trong VUÒN mavankhang
(Trích)
TIỂU DẤN
Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Mười bốn tuổi, Ma Văn Kháng tham gia tổ chức thiếu sinh quâri, rồi được cử đi học ở Khu học xá Việt Nam tại Trung Quốc. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cai và bắt đầu viết văn. Lấy bút danh Ma Văn Kháng chính là cách để ông ghi nhớ những kỉ niệm không thể nào quên về một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, không ngại gian khó, lãn lộn với công việc dạy học noi bản làng, và bày tỏ niềm tri ân sâu nặng của mình đối với đồng bào các dân tộc vùng cao, noi ông đã gắn bó hon mười năm trời. Năm 1976 ông chuyển về công tác tại Hà Nội, làm Phó Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao động, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn
.. ...	.	 Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài,... Với
MAVĂN KHÁNG	'	s _ ’
những đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật, Ma Văn Kháng được tặng Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998 và Giải thưởng Nhà nước về vãn học nghệ thuật năm 2001.
Tác phẩm chính: Đồng bạc trắnghoa xoè (tiểu thuyết, 1979), Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983), Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết, 1985), Ngày đẹp trời (tập truyện ngắn, 1986), Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết, 1989), Trăng soi sân nhỏ (tập truyện ngắn, 1994), Một chiều dông gió (tập truyện ngắn, 1998),...
Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. Tác phẩm thể hiện sự quan sát va cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, những đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình xoá bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhũng rạn vỡ tẩt yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và cách lựa chọn các giá trị. Chuyện xảy ra ngay trong chính gia đình ông Bằng, một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gìn gia pháp và gia phong, nay trở nên chao đảo' trước những con địa chấn tinh thần từ bên ngoài. Nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.
Văn bản dưới đây trích từ chưong 2 của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn.
VÁN BẢN
Cầu được, ước thấy. Người phụ nữ mà Lí và Phượng cùng ao ước hiện ra, thật như đã hiện ra ngay trước cổng nhà, vào đúng lúc cả nhà đang tíu tít vào buổi cúng tất niên chiều ba mưoi Tết.
Nghe tiếng chuông điện, Phượng chạy ra cửa. Trước hai cánh cổng sắt là một phụ nữ nông thôn trạc năm mưoi, người thon gọn trong cái áo bông chần hạt lựu	Áo bông may bằng nhưng đường chỉ đan chéo nhau tạo ra các ô nhỏ hình hạt lựu trên mặt vải.
. Chiếc khăn len nâu thắt ôm một khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng tưoi. Người phụ nữ đeo một cái tay nải	Tay nải (có noi gọi là tay đẫy): túi vải khoác vai, dùng đựng đồ mang đi đường.
 nặng, dáng vừa đi bộ từ ga xe lửa về, không cộ cái vẻ ngác ngơ lạ lẫm’ nhưng hai con mắt đậm nỗi bồi hồi.
Phượng kéo cánh cửa sắt, dè dặt:
Bác... bác hỏi ai ạ ? A, có phải bác là... là chị Hoài không ạ ?
Cô Phượng đấy như ?
Phượng quay ngoắt về sau, reo to :
Chị Hoài! Chị Hoài lên, anh Đông, chị Lí, anh Luận ơi!
Sự việc diễn ra quá ư đột ngột! Đông, Lí, Luận hấp tấp từ phòng khách ùa ra vệt đường lát xi mãng đi qua vườn cây ra cổng, nhìn thấy chị Hoài thật rồi mà vẫn còn ngơ ngơ ngác ngác, nửa tin nửa ngờ. Chị Hoài lên! Lên đúng chiều ba mươi Tết! Thật ngoài sức tưởng tượng ! Trong tâm ức vẫn là có hình bóng chị Hoài. Chị Hoài, vợ anh cả Tường liệt sĩ. Chị Hoài, dâu trưởng, nết na, thuỳ mị. Trong tiềm thức vẫn sống động một chị Hoài đẹp người, đẹp nết. Nhưng bây giờ chị Hoài đã có một gia đình riêng vói những quan hệ riêng, lo toan riêng, nên vẫn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị đấy, mà lại không dám, không nỡ níu kéo chị về mình. Quan hệ của chị ở gia đình này đã thuộc về quá khứ. Kỉ niệm của chị ở đây đẹp nhưng buồn. Chị có quyền quên mà không ai được trách cứ.
Phượng sôi nổi, nồng hậu: .
Em mừng quá, chị Hoài ơi. Để em xách tay nải cho.
Lí ôm chầm người phụ nữ đã một thời là dâu trưởng, nức nở:
Đúng là có linh tính nhé. Chị xem lòi, em nói có thiêng không ? Em vừa nói: Ước gì chị Hoài hiện ra bây giờ nhỉ.
Hơn chục năm nay chị Hoài chưa lên Hà Nội rồi đấy. - Luận nói.
Làm gì! Đám cưới chú và cô Phượng chị còn lên dự cơ mà. Mói có chín năm thôi. Bận quá. Nhà nông chảng bao giờ hết việc, ông đâu ?
Luận ra vẻ thành thạo :
Tháng này đã cấy đâu chị ? Ông ở trên nhà, có lẽ sắp xuống đấy.
Dưng mà còn rỡ(Ị) Rơ (cách phát âm của một số vùng): dỡ.
 khoai tây. Còn họp Đại hội. Định đi từ sớm kia, mà công kỉa việc nọ cứ dồn tới.
Cứ vứt toạch công việc một chỗ đã, chị ạ - Lí chêm, hai mắt tít lại - Đời người chỉ những lo cùng lo có chết!
Ông có khoẻ không, hai cô ?
Ông không khoẻ lắm, chị ạ - Phượng đáp, chưa hết mừng rỡ - Gặp chị ở ngoài đường không chắc em đã nhận ra được đâu. Hôm cưới em, chị mặc áo vét như cán bộ kia.
Luận đi cạnh chị Hoài, nghiêng nghiêng đầu :
Thì chị vẫn là chủ nhiệm chứ, chị Hoài ?
Người phụ. nữ cười:
vẫn, nhúng tôi chuyển sang làm chủ nhiệm họp tác xã đan dệt thảm ngô rồi. Đấy, cái bãi soi Bãi soi: bãi phù sa nổi lên ở giữa sông.
 hồi chú về chơi, đi thuyền ra, xem chọi trâu ấy, giờ bạt ngàn là ngô. À, cô Phượng chuyển được công tác về dưới này rồi nhỉ. Thôi thế cũng mừng. Rồi lo cho bà, cho cháu về dần cô ạ.
Phượng nắm tay chị Hoài:
Sao chị biết em chuyển công tác về'dưới này ?
Ông viết thư cho tôi. Ông kể 'hết. Cả chuyện cậu Cừ. Thế nên tôi mói sốt ruột, phải lên ngay. Tôi sợ ông buồn.
Đưa mắt nhìn Phượng, Luận nhận ra Phượng buột khỏi tay chị Hoài. Phượng cúi mắt chóp chóp vì một cảm kích bất ngờ. Người phụ nữ tưởng đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham dự cuộc sống của gia đình này. Luận đi tụt lại phía sau cùng Phượng, anh muốn gần gũi Phượng trong mối đồng cảm này. Phía trước, Lí kéo tay chị Hoài, vui vẻ quá mức, cùng Đông đưa chị vào phòng khách.
Trong phòng khách đã bày cỗ cúng, Đông súc ấm, pha trà. Lí sà xuống tay nải cùng chị Hoài.
Chẳng mang được cái gì lên đâu - Chị Hoài xởi lởi - Cái Ngoan, thằng Tung cứ nhét vào, rồi giục : Mẹ đi đi, không ông buồn, các chú, các cô mong ! Đây là gạo nếp tăng sản	Tăng sản: tăng sản lượng nhờ áp dụng biện pháp kĩ thuật và chăm sóc.
 của nhà. Cái giò thủ anh ấy gói đây, ông thích ăn giò thủ lậm đấy, cô Lí ạ. Còn bọc này là sắn dây. Trẻ con nó giã, nó rây đấy. À, cái giống mưóp hưong này thom ngon mà to quả lắm. Cô Phượng cất đi mà gieo. Gieo đêm nay là tốt nhất đấy. Ở nhà, trồng bờ ao, có quả hai cân bảy kia. Ờ, cho nó leo bờ tường. À, ông thự mộc còn đấy không ? Mấy con rồi ? Chú Đông tóc bạc nhưng vẫn khoẻ nhỉ! Cháu Dư có hay gửi thư về không ? Cô Lí trông không nhận ra được nữa. Trẻ như gái mười tám ấy!
Lí tít mắt, hai má hây hây:
Ông Đông sắp thành ông Di Lặc rồi, chị ạ. Còn em... bệnh đấy chị ơi...
Cầu thang có tiếng ba toong	Ba toong (phiên âm tiếng Pháp: baton): gậy chống.
 chống lịch kịch. Phượng và Luận chạy ra chân cầu thang.
Ông Bằng đã xuống hết bậc. Đã đến lúc phải xuống để cúng, cũng là lúc ông nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên. Ông cố đi cho ngay ngắn. Trông ông cao, gầy hon mọi ngày, nhưng trang trọng, chỉnh tề hon, mặc dầu vẫn là bộ com lê đen, kẻ sọc mờ, cài khuy chéo. Có lẽ do gưong mặt ông ánh lên cái cảm xúc của con người trước ngưỡng cửa của năm mới, do con mắt đã qua khỏi căn bệnh, sáng dậy, át đi vẻ già nua, tàn lụi và nỗi ưu tư còn ghi vết ở trên trán, và nếp da xệ ở hai bên cằm.
Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chóp liên hồi, môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc oà.
Hoài gần như không chủ động được mình, chị lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản, gót nứt nẻ thâm đen, giẫm trên nền đá lạnh, kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa.
Ông!
Người phụ nữ thốt lên một tiếng như tiếng nấc. Và giọng ông Bằng bỗng khê đặc, khàn rè :
Hoài đấy ư, con ?
Phượng quay mặt đi, mắt ngấn lệ không nỡ nhìn cảnh gặp gỡ, không nỡ thấy đôi gót chân nứt nẻ của chị Hoài, ngực dội lên những con sóng nghẹn ngào và hai cánh mũi se se cay. Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thưong, đau buồn, ê nhức cả tim gan.
Ông Bằng nén xúc động, rút khăn tay, chấm kẽ mắt:
Anh ấy và các cháu vẫn khoẻ cả chứ, con ?
Thưa ông, bốn cháu của con nhờ trời vẫn khoẻ mạnh cả. Cháu đầu đi bộ đội đóng ở biên giới Hà Tuyên Nay là Hà Giang và Tuyên Quang.
, vừa rồi hết nghĩa vụ, về xã tham gia sản xuất. Cháu thứ hai học lóp mưòi. Cháu gái thứ ba học lóp tám. Cháu trai út học lóp sáu. Nhà con, cảm on ông, vẫn được bình thường. Anh ấy giờ tham gia Uỷ ban xã. Lẽ ra, anh ấy thu xếp công việc được cũng lên kính thăm ông dịp này. Cả các cháu nữa, bốn đứa, đứa nào cũng đòi đi. Nhất là thằng lớn, nó cứ bảo mấy lần nó qua Hà Nội mà chưa được vào nhà thăm ông, lần này rỗi rãi-nó phải đi...
Câu chuyện của người phụ nữ nông thôn có cái vẻ kề cà đã đưa cuộc gặp gỡ ra khỏi những chấn động tình cảm bất thường. Và Lí đã hí húi xếp xong mâm cúng, nhảy từ cái ghế đẩu xuống, xoa xoa hai bàn tay rất ý tứ trước ông Bằng:
Ông ạ, con đề nghị thế này, hàn huyên còn nhiều chuyện, để lát nữa tha hồ. Giờ, mời ông lại khấn cho lễ cúng gia 'tiên bắt đầu ạ.
Mọi người dạt ra, để trống một khoảng rộng trựớc bàn thờ.
Ông Bằng soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cái.cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ.
Hưong cháy, uốn cong một đoạn 'tàn, bốc toả một làn khói ảo mờ. Hai cái bánh chưng bọc lá xanh tươi, buộc lạt điều, xếp cạnh mâm ngũ quả và những chén rượu xinh xắn đặt rải hàng ngang trước bệ thờ. Ngọn đèn dầu lim dim in cái chấm vàng vào dãy khung ảnh.đặt sát tường. Ảnh song thân ở chính giữa ; bên trái, ảnh bà Bằng mặt hoa da phấn, tóc vấn khăn nhung, phía phải, ảnh anh cả Tường áo trấn thủ ô quả trám, mũ ca lô nghiêng, nét đã phôi pha.
Ngước mậi đầu hói, diềm tóc lơ thơ đã bạc hết, ông Bằng chắp hai tay trước ngực. Khói hương và khung cảnh trầm tĩnh đưa hiện tại về quá khứ.
Thoáng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể'1’. Dâng lên trong ông cái cảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà, phiêu diêu lãng đãng gần xa, ẩn hiện tầng tầng lóp lóp những ảnh hình khi tỏ khi mờ, chập chờn như trong chiêm bao. Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn	Bản thể (khái niệm triết học): những vấn đề cơ bản về sự tồn tại và bản chất con người; ở đây dùng theo nghĩa: bản thân mình.
 	Giáo huấn : dạy bảo điều hay lẽ phải.
 	Dưỡng dục (cách nói cũ): nuôi nấng và dạy dõ.
 ông cha, tiên tổ. Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dụcí3) của thầy mẹ, gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang'	Phúc thọ an khang: phúc: tốt lành; thọ: sống lâu; an: yên bình; khang: khoẻ mạnh.
’ của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương. Và em, cùng con trai cả của ba mẹ. Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em...
Trong giây lát, nhập vào dòng xúc động tri ấn'	Tri ân : biết ơn.
’ tiên tổ và những người đã khuất, ông Bằng lâng lâng trong những hoài niệm hư ảo, thoát trần. Nhưng, ông chỉ ở trong dòng tình cảm trôi lững lờ đó trong giây phút. Quá khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thuỷ chung. Bởi vậy, ông lại trở về vời những ngày đang sống, với những người đang sống. Mắt ông bỗng cay sè. Lòng ông lại bồn ngộn. Và ông vội cúi xuống, bật trên đôi môi những lời cầu khấn thành kính và run rẩy:
- Hôm nay ngày ba mưoi tháng chạp năm Bính Tuất, buổi tất niên, con cùng các nam tử, nữ tử, tôn tử'	Nam tử: các con trai; nữ tử: các con gái; tôn tử: các cháu.
’...
Rõi'	Rõi (cách phát âm của một số vùng): dõi.
’ theo lời cha, Luận bỗng bấm tay Đông. Mặt Luận biến sắc. Rõ ràng là khi kể tên các con ttai, ông cụ đã gạt tên thằng Cừ. Lí ngọ nguậy không yên, lát sau, ghé tai chị Hoài, hí hửng: “Chị ơi, em biết khấn đúng bài kinh nhà Phật cơ’’.
Mắt chị Hoài đăm đắm ngước lên bàn thờ. Và khi ông Bằng vừa buông tay chắp, rút mùi xoa lau mắt, lui ra, chị liền thế chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực.
*
* *
Thật là một mâm cỗ quá ư thịnh soạn vào cái thời buổi đất nước còn rất nhiều khó khăn sau hon ba mưoi năm chiến tranh và so với đồng lưong có hạn của cán bộ, công nhân, viên chức lúc này.
Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bữa ãn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò... - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ưóp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây...
Đặc sắc nhất, mà có lẽ Lí muốn bộc lộ khiếu năng, cùng tấm lòng mình nhiều nhất ở đó, là các môn vịt tần, vây và mọc, nhất là món mọc. Chị đã rất tỉ mỉ, và kĩ tính hết sức khi chế biến món này. Miếng thăn được chọn lựa, giã thật nhuyễn nhừ thay cho giò sống, được chính tay chị trộn vói mộc nhĩ, nấm hương, rồi nặn thành từng viên tròn trĩnh. Nồi nước dùng đảm bảo phải trong veo. Và chính tay chị vớt, chia đều ra các bát nhỏ.
Mọi người vào mâm, hân hoan khác thường.
(Mùa lá rụng trong vườn, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985)
HƯỚNG DẤN ĐỌC THÊM
Nhân vật chị Hoài trong tác phẩm để lại cho anh (chị) ấn tượng gì ? Vì sao mọi người trong gia đình, với những tính cách khác nhau, nhưng tất cả đều yêu quý chị Hoài ?
Phân tích diễn biến tâm lí hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên. Sự xúc động sâu sắc của hai người có ý nghĩa gì ?
Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trược bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền thống văn hoậ riêng của dân tộc ta ?