SGK Ngữ Văn 12 - Nhìn về vốn văn hoá dân tộc

  • Nhìn về vốn văn hoá dân tộc trang 1
  • Nhìn về vốn văn hoá dân tộc trang 2
  • Nhìn về vốn văn hoá dân tộc trang 3
  • Nhìn về vốn văn hoá dân tộc trang 4
TRẦN ĐÌNH HUỢU
NHÌN VÉ VÓN VÀN HOÁ DÂN TỘC— TRẲN ĐÌNH Hượu
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm được các luận điểm chủ yếu cúa bài viết và quan điểm cúa tác giả về những ưu điểm, nhược điểm của văn hoá truyền thống Việt Nam.
Nâng cao năng lực đọc văn bán khoa học và văn bản chính luận.
	/
TIỂU DẤN
Trần Đình Hượu (1926 - 1995) quê ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và vãn học Việt Nam trung cận đại. Các công trình chính : Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 (1988), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Đến hiện đại từ truyền thống (1996), Các bài giảng về tứ tưởng phưong Đông (2001) v.v...-Năm 2000 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.
Văn bản dưới đây trích từ phần II, bài về vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống. Nhan đề do người biên soạn đặt.
VÁN BẢN
Trong lúc chờ đợi kết luận khoa học của các ngành chuyên môn, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét về vài ba mặt của cái vốn văn hoá dân tộc ; không phải cái hình thành vào thời kì định hình mà là cái ổn định dần, tồn tại cho đến trước thời cận - hiện đại. Chúng tôi không nghĩ đó là đặc sắc văn hoá dân tộc nhưng chắc chắn có liên quan gần gũi vói nó. [...]
Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội hoạ,... phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hoá, thành đặc sắc vãn hoá của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hoá của dân tộc đó. Ở ta, thần thoại không phong phú -
hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền ? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành	Kiền thành : cung kính, thành khẩn.
, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ	Tuyệt kĩ: khéo léo đến cực điểm ; ở đây có thể hiểu là đỉnh cao tuyệeđối.
. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như ngưòi nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng [...] bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hoá nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hoá.
Thực tế đó cho ta biết khuynh hướng, hứng thú, sự ưa thích, nhưng hơn thế, còn cho ta biết sự hạn chế của trình độ sản xuất, của đời sống xã hội. Đó là văn hoá của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị. [...]
Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế	Hiện thế: đời nay, đời hiện tại.
 	Yên phận thủ thường: giữ yên phận mình, không đi ra ngoài cái đã biết, đã có.
 trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, ma quỷ, thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thườngí4), không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ [...]. Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người; còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ	Dị ki: khác với bản thân mình.
, cái mói, không dễ hoà họp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, họp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.
Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng'	Phải khoảng: vừa phải.
’. Giao tiếp, ứng xử chuộng họp tình, họp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.
Không có công trình kiến trúc nào, kể cả của vua chúa, nhằm vào sự vĩnh viễn. Hình như ta coi trọng Thế hon Lực, quý sự kín đáo hon sự phô trưong, sự hoà đồng hon rạch ròi trắng đen. Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc ?
Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hoá, người Việt Nam có nền văn hoá của mình. Những cái thô dã	Thô dã : không tinh khéo, thuần thục ; ở đây dùng để chỉ phần hoang dã mang tính chất tự nhiên chưa được cải tạo, tồn tại trong từng con người và trong cuộc sống.
, những cái hung bạo đã bị xoá bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà. Không có khát vọng để hướng đến những sáng tạo lớn mà nhạy cảm, tinh nhanh, khôn khéo gỡ các khó khăn, tìm được sự bình ổn.
Những cái vừa nói là cái đã lắng đọng, đã ổn định, chắc chắn là kết quả của sự dung họp của cái vốn có, của văn hoá Phật giáo, văn hoá Nho giáo, cái được dân tộc sàng lọc, tinh luyện để thành bản sắc của mình. Phật giáo, Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc. Có điều, để thích ứng với cái vốn có, Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát, mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở khía cạnh nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt. Đạo giáo hình như không có nhiều ảnh hưởng trong văn hoá nhưng tư tưởng Lão - Trang thì lại ảnh hưởng nhiều đến lóp trí thức cao cấp, để lại dấu vết khá rõ trong văn học.
Con đường hình thành bản sắc dân tộc* của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá những giá trị văn hoá bên ngoài, về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh.
[Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Vãn hoá, Hà Nội, 1996)
HƯỚNG DẤN HỌC BÀI
Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hoá dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần ?
Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo văn hoá của Việt Nam là gì ? Đặc điểm này nói lên thế mạnh gì của vốn văn hoá dân tộc ? Tìm một số ví dụ cụ thể trong đời sống văn hoá thực tiễn : tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, ứng xử, sinh hoạt mang tính truyền thống của người Việt để làm rố luận điểm này.
Những đặc điểm nào có thể coi là hạn chế của vốn văn hoá dân tộc ?
Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hoá truyền thống của Việt Nam ? Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc ? Tìm một số ví dụ cụ thể trong văn học để làm sáng tỏ luận điểm này.
Nhận định “Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà” nhằm nêu lên mặt tích cực hay hạn chế của văn hoá Việt Nam ? Hãy giải thích rõ vấn đề này.
Vì sao có thể khẳng định : “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá các giá trị văn hoá bên ngoài, về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh.” ? Hãy liên hệ vói thực tế lịch sử, văn hoá và văn học để làm sáng tỏ vấn đề này.
	G H1 N HỚ	
Từ hiểu biết sâu sắc về vốn văn hoá dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hoá truyền thống. Bài viết có văn phong khoa học chính xác, mạch lạc.
Nắm vững bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.
S-	... ,-L ■	 	■-	—
LUYỆN TẬP
Viết một bài luận (khoảng 3 trang) về một trong những vấn đề sau đây:
Anh (chị) hiểu thế nào là truyền thống “tôn sư trọng đạo” - một nét đẹp của văn ho á Việt Nam ? Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống này trong nhà trường và xã hội hiện nay.
Theo anh (chị), nét đẹp văn hoá gây ấn tượng nhất trong những ngày Tết Nguyên đán của Việt Nam là gì ? Trình bày hiểu biết và quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.
Theo anh (chị), hủ tục cần bài trừ nhất trong các ngày lễ, tết ở Việt Nam là gì ? Trình bày hiểu biết và quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.
PHÁT BIỂU TỤ DO
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Hiểu được thế nào là phát biểu tự do.
Thông qua thực hành, luyện tập, bước đầu biết cách phát biểu tự do về một lĩnh vực quen thuộc.
	J
Anh (chị) hãy tìm một vài ví dụ từ đời sống và của bản thân để chứng tỏ rằng: Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn.
Trên cơ sở những ví dụ đã tìm được, anh (chị) hãy trả lời câu hỏi: Vì sao con người lại có nhu cầu phát biểu tự do ?
Gợi ý: Có thể xem xét thêm tình huống được kể lại sau đây để tìm lời giải đáp đầy đủ và xác đáng.
Đêm nay mưa dầm, trung đội lái xe được dịp trở về gần đông đủ. [...] Không biết ở trên đời còn có cảnh gì vui và náo nhiệt hon đêm như đêm nay, những chiến sĩ lái xe sau nhiều chuyến rong ruổi trên các ngả đường nay trở về gặp mặt nhau. Sau hàng chục đêm thức chong bên tay lái, tưởng như họ cứ nằm xuống là con mắt sẽ dip lại, vậy mà chẳng ai buồn ngủ cả. -Xong chưa nào, đến lượt tớ kể nhé ? -Người này chưa nói hết, người khác đã dọn trước như thế bằng giọng hết sức háo hức. Hình như trong đầu từng người đang xôn xao vô vàn hình ảnh trên dọc đường, và chính lúc này, những hình ảnh ấy đang chen lấn nhau đòi sống lại...
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng, trong Nguyễn Minh Châu, Toàn tập, tập 3, Sđđ)
Những ví dụ trên đấy cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị kĩ cho lòi phát biểu. Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được thành công ? Hãy chọn trong các phương án sau đây những câu trả lòi đúng.
Không phát biểu những gì mình không hiểu biết và thích thú.
Phải bám sát chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề.
Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý.
Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh.
Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.
g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.
Hãy tưởng tượng tình huống sau :
Anh (chị) đang có mặt giữa đông đảo bạn bè. Mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về những vấn đề (hiện tượng, câu chuyện,...) đang được bàn cãi sôi nổi trong giới trẻ... Anh (chị) có những ý kiến riêng về một chủ đề nảy sinh khi nghe thảo luận và muốn phát biểu những ý kiến đó cho các bạn cùng nghe.
Hãy cho biết:
Anh (chị) định phát biểu về chủ đề cụ thể nào ?
Vì sao anh (chị) lựa chọn chủ đề ấy ?
Anh (chị) đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng lại theo thứ tự nào ?
Anh (chị) định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe ?
Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu.
Đưa ra những thông tin mói, bất ngờ, gây ấn tượng.
Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn.
Tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích họp, có thêm sự biểu cảm hay hài hước.
Thể hiện sự hào hưng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ.
Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
	G HI N H Ớ	
Trong cuộc sống, người ta có thế gặp những tình huống khiến mình muốn
(hoặc cần phải) phát biếu không theo các nội dung đã chuẩn bị kĩ càng từ trước. Phát biếu trong những tình huống như thế được gọi là phát biểu tự do.
Muốn thành công, người phát biểu tự do phải hiểu biết và có hứng thú với chủ đề mà mình đã chọn. Người phát biểu tự do còn cần quan tâm đến nhu cầu của người nghe, để từ đó tìm được nội dung và cách phát biểu thích họp, có khả năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bố ích.
LUYỆN TẬP
Sưu tầm những lời phát biểu tự do mà anh (chị) đánh giá là đặc sắc, đáng để cho mình học tập.
Giả sử anh (chị) tham gia cuộc thảo luận về một cuốn sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và đã phát biểu một cách tự do những ý kiến của riêng mình. Hãy ghi lại lời phát biểu đó và tự đánh giá xem so vói những yêu cầu đặt ra thì lòi phát biểu của anh (chị) có những ưu điểm và hạn chế gì.
í
ca ĐỌC THÊM
Pa-ven kéo cái yên ngựa lại gần ánh lửa, ngồi cưỡi lên yên, mở trên đầu gối cuốn sách khổ nhỏ song khá dày.
Báo cáo các đồng chí, cuốn truyện này tên là “Ruồi trâu’m. Đồng chí chính uỷ tiểu đoàn cho tôi mựợn đấy. Cuốn truyện rất thấm thìa đối với tôi. Các đồng chí ngồi yên đừng đùa, tôi đọc cho mà nghe.
Thôi đọc đi, nhanh lên. Chẳng ai phá đám đâu.
[...] Đọc xong những trang cuối, Pa-ven đặt sách lên gối và bâng khuâng nhìn chăm chăm vào ngọn lửa, nghĩ ngợi.
Trong mấy phút đồng hồ, không ai nói một lời. Tất cả mọi người đều xúc động vì cái chết của “Ruồi trâu’’.
Pu-dư-rép-xki hút một hoi. thuốc lá, chờ đợi anh em lên tiếng.
Lời phát biểu của Xê-rê-đa phá tan cái không khí yên lặng.
Câu chuyện bi thảm thật. Ai mà tưởng có được những con người bản lĩnh như thế trên đời này. Một người thường không thể chịu được cực hình đến độ
.ấy. Nhưng khi người ấy đã vì lí tưởng mà chiến đấu thì nhất định giữ vững được tinh thần.
GiọngXê-rê-đa hết sức xúc động. Câu chuyện làm anh cảm xúc sâu xa.
An-đriu-sa, một người thợ học việc đóng giày vùng Bê-laí-a Xe-rơ-cốp, bừng bừng phẫn nộ:
Thằng ác tăng khốn nạn đó mà vớ phải tay tôi thì tôi đâm chết nó ngay tại chỗ!
(1) Ruồi trâu : một truyện nổi tiếng nói về phong trào cách mạng ở Ý do người thủ lĩnh lấy tên là Ruồi trâu đề xướng ra. (người dịch)
An-đrơ-súc lấy que củi ấn thêm chiếc cà mèn của mình vào bếp, rồi nói bằng một giọng tin tưởng:
- Chết mà biết mình chết vì một sự nghiệp gì thì chết cũng đáng lắm. Trong trường họp ấy anh thấy mình có đủ sức mạnh để không sợ chết. Ta sẵn sàng đi đêh cái chết một cách kiên nhẫn khi ta cảm, thấy có chính nghĩa ở phía ta. Chính cái đó làm con người ta trở thành anh hùng đấy. Tôi biết mội đồng chí trẻ tuổi tên gọi là Pô-rai-ca. Cái hôm bọn giặc trắng thọc vào Ô-đét-xa, một mình anh ta xung phong đánh cả một trung đội chúng nó. Bọn chúng chưa kịp giở lưỡi lê đâm anh, anh đã rút lựu đạn ra, quăng ngay dưới chân mình. Người anh tan ra từng mảnh, nhưng cả bọn Ba Lanm cũng tan xác. Ây thế mà trông anh ta bề ngoài chẳng có vẻ gì đâu. Không ai viết sách nói về anh ta. Song chuyện anh ta thật đáng chép vào sách. Hàng ngữ ta có vô số đồng chí ưu tú như thế.
(N. Ô-xtơ-rốp-xki, Thép đã tôi thế đấy, bản dịch của Thép Mói và Huy Vận, NXB Văn học, Hà Nội, 2005)
(1) Ở đây chỉ bọn bạch vệ người Ba Lan chống phá nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917.