SGK Công Nghệ 12 - Bài 3. Thực hành - Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm

  • Bài 3. Thực hành - Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm trang 1
  • Bài 3. Thực hành - Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm trang 2
  • Bài 3. Thực hành - Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm trang 3
  • Bài 3. Thực hành - Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm trang 4
Thực hành
ĐIỆN TRỜ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM
Nhận biết và phân loại được điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của điện trở, tụ điện và cuộn cảm.
Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn.
- CHUẨN BỊ
Dụng cụ, vật liệu (cho một nhóm học sinh)
Đồng hồ vạn năng : 1 chiếc.
— Các loại điện trở cố định, công suất nhỏ, công suất lớn (loại tốt và xấu) : 20 chiếc.
Các loại tụ điện : không có cực tính và có cực tính (tụ hoá) loại tốt và xấu : 10 chiếc.
Các loại cuộn cảm : lõi không khí, lõi ferit, lõi sắt từ (loại tốt và xấu) : 6 chiếc.
Những kiến thức có liên quan
Ôn lại bài 2
Quy ước vé màu để ghi và đọc trị sô' điện trở
Các vòng màu sơn trên điện trở (hình 3-1) tương ứng với các chữ số như sau :
Đen
Nâu
Đỏ
Cam
Vàng
Xanh
lục
Xanh
lam
Tím
Xám
Trắng
sổ 0
số 1
sô 2
sô 3
sô 4
sô 5
sô 6
sô 7
sô 8
sô 9
I	 Vòng	thứ	tư
	 Vòng	thứ	ba
	Vòng	thứ	hai
	 Vòng	thứ	nhất
Hình 3-1. Các vòng màu của điện trở Theo quy ước các vòng màu thì :
Vòng thứ nhất chỉ chữ số thứ nhất.
Vòng thứ hai chỉ chữ số thứ hai.
Vòng thứ ba chỉ những "số không” đặt tiếp sau hai chữ số trên.
Vòng thứ tư chỉ mức sai số với các màu tương ứng như sau :
+ Không ghi vòng màu :
sai số ± 20%
+ Ngân nhũ (nhũ bạc) :
sai số ± 10%
+ Kim nhũ (nhũ vàng) :
sai số ± 5%
+ Nâu :
sai số ± 1 %
+ Đỏ :
sai số ± 2%
+ Xanh lục :
sai số ± 0,5%
Ví dụ :
- Một điện trở có các vòng màu là nâu, đen, nâu, kim nhũ :
Nâu
Đen
Nâu
Kim nhũ
-» R = 10x101 ± 5% = 100 Q + 5%
1
0
1
±5%
Một điện trở có các vòng màu là đỏ, tím, vàng, ngân nhũ :
Đỏ
Tím
Vàng
Ngân nhũ
/1
-» R = 27x10 ± 10%
2
7
4
± 10%
= 270 000 Q± 10%
Cách đọc sô liệu kĩ thuật ghì trên tụ điện
Trên tụ điện thường ghi hai số liệu kĩ thuật là :
Điện áp định mức, đơn vị là vôn.
Trị số điện dung, đơn vị là micrôíara. Trên tụ gốm thường chỉ ghi con số mà không ghi đơn vị. Ví dụ : ghi 101 sẽ đọc là 100 picô fara ; 102 đọc là 1000 picô fara, 103 đọc là 10 000 picô fara.
- NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THỤC HÀNH
Bước 1. Quan sát, nhận biết và phân loại các linh kiện.
Bước 2. Chọn ra 5 điện trở màu. Lần lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo trị số bằng đồng hồ, sau đó điền vào bảng 1.
Bước 3. Chọn ra 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng 2.
Bước 4. Chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính để ghi các số liệu kĩ thuật của từng tụ điện, sau đó điền vào bảng 3.
- TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KÊT QUẢ THỤC HÀNH
Học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và tự đánh giá kết quả.
Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo của học sinh.
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH
ĐIỆN TRỞ - CUỘN CẢM - TỤ ĐIỆN
Họ và tên :	:	
Lớp :	
Tìm hiểu, đọc và đo trị sô điện trở
Bảng 1
STT
Vạch màu ở trên điện trở
Trị số đọc
Trị số đo
Nhận xét
1
2
3
4
5
Tìm hiểu về cuộn cảm
Bảng 2
STT
Loại cuộn cảm
Kí hiệu và vật liệu lõi
Nhận xét
1
Cuộn cảm cao tần
2
Cuộn cảm trung tần
3
Cuộn cảm âm tần
Tìm hiểu về tụ điện
Bảng 3
STT
Loại tụ điện
Số liệu kĩ thuật ghi trên tụ
Giải thích số liệu
1
Tụ không có cực tính
2
Tụ có cực tính
Đánh giá kết quả thực hành
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.