SGK Lịch Sử 11 - Bài 1. Nhật Bản

  • Bài 1. Nhật Bản trang 1
  • Bài 1. Nhật Bản trang 2
  • Bài 1. Nhật Bản trang 3
  • Bài 1. Nhật Bản trang 4
  • Bài 1. Nhật Bản trang 5
Chương I
CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHẰU PHI VÀ KHU vực Mĩ LATINH
(Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
NHẬT BẢN
	e	
Cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 có -ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đã đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước phương Tây và trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á.
□ Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Về kinh tế, nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% sô'thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mông kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
về xã hội, Chính phũ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyô là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đôĩ trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyô bằng việc huấn- luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường, đời sông khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công... dần dần tư sản hoá, trở thành lực lượng đấu tranh chông chế độ phong kiến lỗi thời.
Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đôĩ tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến không chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột. Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tốì cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sôgun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).
Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí vói Mĩ hiệp ước,' theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ưởc bất bình đẳng vói những điều kiện nặng nề.
Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn : hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiện trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
(V) Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có những điểm gì nổi bật ?
u Cuộc Duy tân Minh Trị
Hình 1. Thiên hoảng Minh Trị (1852 -1912)
Những hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc phủ kí với nước ngoài làm cho các tầng lớp trong xã hội phản ứng mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh chống Sôgun phát triển mạnh vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc. phủ. Tháng 1 - 1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực : chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - giáo dục...
về chính trị : Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hoá đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
Vê' quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa v'ụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quâii sự nướq ngoài...
Vê' giáo dục : Chính phủ thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây...
(?) - Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị.
- Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị là gì ?
E1 Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đê quôc chủ nghĩa
Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đặc biệt từ sau cuộc Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. Công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng), ngành đường sắt, ngoại thương, hàng hải có những chuyển biến quan trọng. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... Các công ti này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển... và có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tê' lẫn chính trị ở Nhật Bản.
Hình 2. Lễ khánh thành một đoàn tàu ở Nhật Bản
Hình 3. Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Sự phát triển mạnh mẽ của nềii kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị cho giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược : Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) và chiến tranh đế quốc : Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi yề đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.
Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Tầng lớp quý tộc, đặc biệt là giới võ sĩ Samurai, vẫn có ưu thế chính trị rất lớn. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là cAử nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động. Công nhân Nhật Bản phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ, trong những điều kiện rất tồi tệ mà tiền lương lại thấp hơn rất nhiều so với ở các nước châu Âu và Mĩ. Sự bóc lột nặng nề của giới chú đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương, cải thiện đời sống, đòi quyền tự do, dân chủ.
Sự phát triển của phong trào công nhân là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn.
Năm 1901, Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Ca-tai-a-ma Xen.
Ca-tai-a-ma Xen xuất thẫn trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 23 tuổi, ông làm công nhân in ỏ Tô-ki-ô, tham gia hoạt động tích cực trong phong trào công nhân. Năm 1898, ông lãnh đạo công nhân đường sắt bãi công giành thắng lợi sau hàng tháng đấu tranh. Ông là một lãnh tụ nổi tiếng của phong trào công nhân Nhật Bản ; sau này là bạn của Nguyễn Ái Quôc trong Quốc tế cộng sản.
ĩ) Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kĩ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn , đế quốc chủ nghĩa ?
Câu hỏi và bài tập
. 1. Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có, ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản ?
2. Dựa vào lược đồ (hình 3), trình bày những nét chính về sự bành trướng của đê' quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.