SGK Lịch Sử 11 - Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

  • Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng trang 1
  • Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng trang 2
  • Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng trang 3
  • Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng trang 4
  • Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng trang 5
  • Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng trang 6
  • Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng trang 7
  • Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng trang 8
  • Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng trang 9
CHIẾN Sự LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884, NHÀ NGUYEN PAU hàng
Từ sau năm 1867, thực dân Pháp từng bước mở rộng việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam. Năm 1873, chúng đem quân đánh chiếm thành Hà Nội và một số tỉnh thành ở Bắc Kì lần thứ nhất, triều .đình nhà Nguyễn tiếp tục lún sâu vào con đường thoả hiệp, kí Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874. Năm 1882, Pháp lại đưa quân đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai, sau đó quyết định đánh thẳng vào Huế. Hai-bản hiệp ước 1883 và 1884 đánh dấu sự đầu hàng’ hoàn toàn của triều đình phong kiến Việt Nam và xác lập nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước ta.
I - THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHÂT (1873).
KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ
Q Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
Từ năm 1867, sau khi cả sáu tỉnh Nam Kì rơi vào tay Pháp, tư tưởng đầu hàng đã chi phối các quan lại cao cấp trong triều đình Huế. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan toả cảng”, tuy đã bắt đầu cử người sang phương Tây học kĩ thuật hoặc vào Nam học tiếng Pháp.
Đối với sáu tỉnh Nam Kì, dường như triều đình Huế đã mặc nhiên thừa nhận đó là vùng đất của Pháp, không nghĩ gì đến việc giành lại.
Nền kinh tế của đất nước ngày càng bị kiệt quệ vì triều đình vơ vét tiền bạc để trả chiến phí cho Pháp.
Đời sống ngày một khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhân dân bất bình đứng lên chống triều đình ngày một nhiều. Dọc theo biên giới hai nước Việt - Lào, đồng bào Mường ngoài Bắc và đồng bào Thượng ở Nam Trung Kì nổi dậy. Lợi dụng tình thế đó, bọn thổ phỉ, hải phỉ (từ Trung Quốc tràn sang) cũng nổi lên cướp phá ở nhiều nơi. Để đối phó, nhà Nguyễn đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa nông dân, đồng thời cầu cứu nhà Thanh phái quân sang đánh dẹp các toán phỉ. Trong khi đó, ở Nam Kì thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho việc thôn tính cả nước ta.
Đứng trước vận nước nguy nan, một số quan chức, sĩ phu có học vấn cao, có dịp đi nước ngoài, tầm mắt rộng mở như : Nguyễn Hiệp, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Đinh Vãn Điền, ... và nhất là Nguyễn Trường Tộ, đã mạnh dạn dàng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân. Nhưng phần lớn các đề nghị cải cách đã không được thực hiện.
Tình hình nước ta sau năm 1867 có gi đáng chú ý ?
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thử nhất (1873) ,
Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước. Chúng phái gián điệp ra Bắc, điều tra tình hình bố phòng của ta, bắt liên lạc với Giăng Đuy-puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc - Việt Nam. Ngoài ra, Pháp còn lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến.
Tháng 11 - 1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình Huê. Hắn còn ngang ngược đòi được đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ỏ Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới trướng Đuy-puy còn cưởp thuyền gạo của triều đình, bắt quan, lính và dân ta đem xuống tàu ; khước từ lòi mời tới thương thuyêt củạ Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương...
Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại uý.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.
Ngày 5 - 11 - 1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. Sau khi hội quân với Đụy-puy, quân Pháp liền giở trò khiêu.khích.
Ngày 16 - 11 - 1873, saụ khi có thêm viện binh, Gác-ni-ê liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng biểu thuế quan mới. Sáng 19 - 11, hắn gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới... Không đợi trả lời, mờ sáng 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó. chúng đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì: Hưng Yên (23 - 11), Phủ Lí (26 - 11), Hải Dương (3 - 12), Ninh Bình (5 - 12) và Nam Định (12 - 12).
© Hãy thuật lại “vụ Đuy-puy” và nêu kết cục của nó.
Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 - 1874
Hành động xâm lược của quân Pháp khiến cho nhân dân ta vô cùng căm phẫn.
Ngay khi Gác-ni-ê ra đến Hà Nội, quân dân ta đã bất hợp tác với Pháp. Các giếng nước ăn bị bỏ thuốc độc. Kho thuốc súng ồ bờ sông của Pháp nhiều lần bị đốt cháy.
Khi địch no súng đánh, thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Thanh Hà (sau được đổi tên thành Ô Quan Chưởng). Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Khi bị trọng thương, bị
Hình 54. Cứa o Quan Chướng (Hà Nội)
giặc bắt, ông đã khước từ sự chữa chạy của Pháp, nhịn ăư cho đến chết. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.
Thành Hà Nội bị giặc chiếm, quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục chiến đấu. Các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp. Tại các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định..., quân Pháp cũng vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân dân ta.
Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tại Cầu Giấy ngày 21 - 12- 1873.
Hình 55. Nguyễn Tri Phương (1800-1873)
Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hồ, quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy (có sự phôi hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó, Gác-ni-ê phải tức tốc đưa quân từ Nam Định trở về. Ngày 21 - 12 - 1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê đem quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có cả Gác-ni-ê, đã bị tiêu diệt.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi ; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng.
S-|_
Triều đình Huế lại kí kết Hiệp ước năm 1874 (Hiệp ước Giáp Tuất), theo đó quân Pháp , rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây
dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
Hiệp ước 1874 gồm 22 điều khoản. Với Hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng...
Hiệp ước 1874 gây bất bình lớn trong nhân dân và sĩ phu yêu nước. Phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước, đáng chú ý nhất là cuộc nổi dậy ở Nghệ An, Hà Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển lãnh đạo.
(?) - Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý ?
- Trận Cầu Giấy ngày 21 - 12 - 1873 ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào ?
II - THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LAN THỨ HAI.
CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ
TRONG NHŨNG NĂM 1882 - 1884
Q Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai
(1882 - 1883)
Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
Để dọn đường, quân Pháp lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước 1874 để phái người đi điều tra tình hình mọi mặt ở Bắc Kì. Năm 1882, chúng lại vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do Đại tá hải quân Ri-vi-e chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25 - 4, sau khi được tăng thêm viện binh, chúng gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu quân đội triều đình hạ vũ khí, giao thành trong vòng 3 giờ đồng hồ.
Chưa hết thời hạn, địch đã nổ súng chiếm thành.
Quân Pháp cướp nhiều’vàng bạc châu báu, phá huỷ các cổng thành, các khẩu đại bác, vứt thuốc đạn xuống hào nước, lấy hành cung làm đại bản doanh, cho củng cố khu nhượng địa ỏ bò sông Hồng, chiếm Sở Thương chính, dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội...
Hình 56. Quân Pháp chiếm thành Hù Nội, . xây dựng lô cốt trên nền Điện Kính Thiên
Nhân lúc triều đình Huế còn đang hoang mang, lơ là, mất cảnh giác, Ri-vi-e đã cho quân chiếm vùng mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên và tỉnh thành Nam Định (3 - 1883).
© Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào ?
Ql Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
Ngay từ đầu, quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của quân dân Hà Nội. Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc.
Trưa 25 - 4, khi quân Pháp mở cuộc tấn công vào thành, Hoàng Diệu đã lên mặt thành chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự, nhưng vẫn không giữ được thành. Để bảo toàn khí tiết, sau khi thảo tờ di biểu gửi triều đình, Hoàng Diệu đã tự vẫn trong vườn Võ Miếu (dưới chân Cột cờ Hà Nội
ngày nay) để khỏi rơi vào tay giặc.	57. Hoàng Diệu
(1829-1882)
Thành Hà Nội rơi vào tay giặc, nhưng nhiều sĩ phu, văn thân vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến.
Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh, hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội. Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản. Khi Pháp đánh Nam Định, nhân dân đốt hết các dãy phô' dọc sông Vị Hoàng phía ngoài thành, tạo nên bức tường lửa ngăn quân giặc. Nguyễn Hữu Bản, con của Nguyễn Mậu Kiến, nôi tiếp chí cha, mộ quân đánh Pháp và đã hi sinh trong chiến đấu.
Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Ri -vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu. Ngày 19 - 5 - 1883, một toán quân Pháp do Ri-vi-e đích thân chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Son Tây, nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả Tổng chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì là Ri-vi-e.
Hình 58. Cuộc chiến giữa quân Pháp và quân Cờ đen tại Cầu Giấy, tháng 5 - 1883
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết. .
© Trận Cầu Giấy lần thứ hai (19	5- 1883) diễn ra như thế nào ?
Ill	- THỰC DÂN PHÁP TÂN CÔNG CỬA BIEN thuận an.
HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884
Q Quân Pháp tân công cửa biển Thuận An
Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19 - 5 - 1883), khác với lần trước, thực dân Pháp càng củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
Nhân cái chết của Ri-vi-e, tư bản Pháp lớn tiếng kêu gọi “trả thù”. Một kế hoạch về tài chính và quân sự nhanh chóng được thông qua.
Nhân lúc triều đình bận rộn vì vua Tự Đức mới qua đời (17 - 7 - 1883), thực dàn Pháp đã quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng.
Sáng 18 - 8 - 1883, hạm đội của Pháp do Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy tiến vào Thuận An, “cửa họng” của Kinh thành Huế. Cuốc-bê đưa tối hậu thư đòi triều đình giao toàn bộ các pháo đài. Từ 4 giờ chiều hôm đó, quân Pháp bắt đầu nổ súng và công phá trong suốt 2 ngày liền. Ngày 20 - 8 - 1883, chúng đổ bộ lên bờ. Quân dân ta anh dũng chống trả. Các quan trấn thủ Lê Sĩ, Lê Chuẩn, Lâm Hoành, Nguyễn Trung và nhiều binh sĩ đã hi sinh trong chiến đấu. Đến chiều tối, toàn bộ cửa Thuận An lọt vào tay giặc.
(?) Vì sao đến năm 1883, thực dấn Pháp quyết định tiến đánh Thuận An ?
Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng
Được tin Pháp mở cuộc tấn công, triều đình Huế vô cùng bối rối, xin đình chiến.
Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẩn (thường gọi là Hiệp ước Hácmãng).
Hiệp ước Hácmăng có những nội dung chủ yếu sau đây :
Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (gồm cả Thanh - Nghệ - Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) giao cho triều đình quản lí.
Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.
Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả vói Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.
L	K
Về quân sự : triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế). Pháp được đóng đồn binh ở những nơi két thấy cần thiết ỏ Bắc Kì, được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.
Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nưốc.
Mặc dù triều đình đã kí Hiệp ước Hácmăng, ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân, nhưng các hoạt động chống Pháp ở các tỉnh Bắc Kì vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành. Những toán nghĩa binh dưới sự chỉ huy của các quan lại chủ chiến như Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Phan Vụ Mẫn, Hoàng Đình Kinh... đã phối hợp với lực lượng quân Thanh (kéo sang từ mùa thu năm 1882) liên tiếp tiến công quân Pháp, gây cho chúng nhiều thiệt hại.
Để chấm dứt chiến sự, từ tháng 12 - 1883 quân Pháp tiến hành các cuộc hành binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại. Chúng đưa quân lên chiếm Son Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang và tiến hành thương lượng để loại trừ sự can thiệp của triều đình Mãn Thanh bằng bản Quy ước Thiên Tân (11 - 5 - 1884). Tiếp đó, Chính phủ Pháp cử Pa-tơ-nốt sang Việt Nam và kí với triều đình Huế bản Hiệp ước mới vào ngày 6 - 6 - 1884.
Bản Hiệp ước 6 - 6 - Ị884 (Hiệp ước Patơnốt) gồm 19 điều khoản, căn bản dựa trên Hiệp ước Hácmãng (25 - 8 - 1883), nhưng được sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.
(?) Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883.
Câu hỏi và bài tập
1. Dựa vào nội dung bài học, lập bảng hệ thống kiến thức (theo mẫu) về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.
Giai đoạn
Diễn biến chính
Tên nhân vật tiêu biểu
1858- 1862
1863 - trước 1873
1873- 1884
2. Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại ?