SGK Lịch Sử 11 - Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

  • Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trang 1
  • Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trang 2
  • Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trang 3
  • Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trang 4
Chương II
VIỆT NAM Từ ĐẦU THẾ KỈ XX
ĐẾN HẾT CHIỀN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)
XÁ HỘI VIET NAM TRONG CUOC KHẠITHAC LẨN THỨ NHẤT CỦA THựC DẤN PHÁP
Sau khi đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác trên đất nước ta. Dưới tác động của cuộc khai thác, xã hội Việt Nam có những biến động đáng kể, từ xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Những chuyển biến vể kinh tế
Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Tôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.
Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm...) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Nam... Bên cạnh đó, những cơ sở công nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện... cũng lần lượt ra đời.
Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Những đoạn đường sắt quan trọng ở Bắc Kì và Trung Kì dần dần được xây dựng. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2 059 km. Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như : cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn)... Một số cảng biển, cảng sông cũng được mở
mang vào thời gian này như : cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng. Các tuyến đường biển đã vưon ra nhiều nước trên thế giới.
Hình 69. Ga Hà Nội năm 1900
Với CUỘC khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
© Dưới-tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào ?
1^1 Những chuyến biến về xã hội
Những bỉêh đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên rất giàu có. Dựa vào thực dân Pháp, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của làng xã, của nông dân. Tuy vậy, một số địa chủ vừa và nhỏ bị đê' quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.
Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ bởi nạn thuế khoá, địa tô, phu phen, tạp dịch..., lại càng khổ thêm vì nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của thực dân Pháp. Bình quân ruộng đất vốn đã thấp nay càng thấp hơn. Ở Bắc Kì, có xã tới 80% số hộ không có ruộng. Mất đất, người nông dân phải tìm đường ra các thành phố,
Hình 70. Nông dân Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc
đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việc làm.
Nông dân Việt Nam là một lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp, nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy được đầy đủ sức mạnh của mình.
Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không chỉ làm phân hoá những
giai cấp cũ trong xã hội mà còn làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới.
Trước hết, nền công nghiệp thuộc địa mới hình thành là cơ sở cho sự ra đời đội ngũ công nhân Việt Nam. Họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông...
Nhà máy xi măng Hải Phòng đã có 1 800 công nhân, các nhà máy xáy xát gạo ỏ Sài Gòn cũng có tối 3 000 công nhân. Riêng ngành than, năm 1904 mổi có 4 000 công nhân, đến năm 1914 đã có 15 000 công nhân ; xưỗng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn), nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh) cũng có đên 1 000 công nhân có tay nghề.
Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của họ là vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc). Ngoài ra, họ còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lí tiêu thụ hoặc thu mua hàng hoá, cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở nên giàu có. Ngoài ra, một số sĩ phu yêu nước, chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản từ Trung Quốc, Nhật Bản, đã đứng ra lập các hiệu buôn, cơ sở sản xuất. Đó chính là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
Cũng trong thời kì này đã xuất hiện tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công. Số viên chức làm việc trong các công sở hoặc cơ sở tư nhân như nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên... cũng là một lực lượng quan trọng thuộc tầng lớp này.
Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới. Sự biến đổi này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới ở đầu thế kỉ XX.
(?) Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Câu hỏi và bài tập
Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp có gì đáng chú ý ?
Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế nào ?