SGK Lịch Sử 11 - Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại

  • Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại trang 1
  • Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại trang 2
  • Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại trang 3
  • Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại trang 4
  • Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại trang 5
  • Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại trang 6
  • Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại trang 7
Chương III
NHỮNG THÀNH Tựu VĂN HOÁ THỜI CẬN ĐẠI
NHỮNG THÀNH Tựu VĂN HOÁ THỜI CÂN ĐAI
Những biến động lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hoá. Nhiều thành tựu đã đạt được trong các lĩnh vực văn học - nghệ thuật, tư tưởng.
Sự phát triền của văn hoá trong buổi đầu thời cận đại
Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.
Về văn học, đây là thời kì xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn.
Ở phương Tây, tiêu biểu là ở Pháp, trong thế kỉ XVII đã xuất hiện các nhà văn, nhà thơ lớn. Coóc-nây (1606 - 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp. La Phông-ten (1621 - 1695) là nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp ; các tác phẩm của ông có tác dụng giáo dục đối với mọi lứa tuổi, mọi thời đại. Mô-li-e (1622 - 1673) là tác gia nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp ; các tác phẩm của ông thể hiện khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của loài người.
Vê' âm nhạc có Bét-tô-ven - nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. Sáng tác của ông thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi tiếng là những bản giao hưởng số 3, số 5, số 9. Ngoài ra, còn có Mô-da (1756 - 1791) - nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo - người có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng.
Hình 16. Bét-tô-ven (1770 -1827)
Về hội hoạ, Rem-bran (1606 - 1669) là hoạ sĩ, nhà đồ hoạ Hà Lan nổi tiếng thế kỉ XVII về tranh chân dung, tranh phong cảnh với nhiều chất liệu - som dầu, khắc kim loại...
Về tư tưởng, trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII - XVIII đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn - các nhà Khai sáng, có vai trò quan trọng trong sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và sự phát triển tư tưởng của châu Âu. Đó là Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755), Vôn-te (1694- 1778), Rút-xô (1712 - 1778), nhà tư tưởng cấp tiến Mê-li-ê (1644 - 1729) và nhóm Bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô (1713 - 1784) đứng đầu.
Các nhà Khai sáng thế kỉ XVII - XVIII được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi”.
© Lập bảng hệ thống về các tác giả, tác phẩm nổi tiếng thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật vào buổi đầu thời cận đại.
Thành tựu của văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
a)Về văn học
Thời kì từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới và chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
ơ phương Tây, khi giai cấp tư sản nắm quyền thống trị và mở rộng việc xâm chiếm, đô hộ các nước thuộc địa thì đời sống của nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ. Nhiều nhà văn, nhà thơ, những người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật đã phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong tác phẩm của mình.
Vích-to Huy-gô (1802 - 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch Pháp. Các tác phẩm của ông, đặc biệt xuất sắc là tiểu thuyết Những người khốn khổ, thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ.
Lép Tôn-xtôi (1828- 1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác 'phẩm : Chiến tranh và Hoà bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Vớỉ chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn-xtôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.
Mác Tuèn (1835 - 1910) là nhà văn lớn của Mĩ vào thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, với các tác phẩm nổi tiếng như : Những người 1-nô-xăng đi du lịch, Những cuộc phiêu hai của Tôm Noay-Ơ. Bằng ngòi bút trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc, Mác Tuên đã miêu tả chân thực cuộc sống xã hội Mĩ lúc bấy giờ, thể hiện lòng yêu thương với con người, trước hết là nhân dân lao động nghèo khổ.
Ngoài ra, còn có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác, như Pu-skin (Nga, 1799 - 1837), Ban-dắc (Pháp, 1799 - 1850), An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805 - 1875); còn có thể kể đến Mô-pát-xăng (Pháp, 1850 - 1893), Sê-khốp (Nga, 1860 - 1904), Giắc Lơn-đơn (Mĩ, 1876 - 1916), Béc-tơn Brếch (Đức, 1898 - 1956),... Các tác phẩm của họ đã phản ánh khá rõ nét đời sống nhân dân đương thời, đặc biệt là của những người lao động nghèo khổ.
ở các nước phương Đông, văn học cũng có những bước tiến bộ rõ rệt, phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến, lòng khát khao và ý chí anh hùng, quật khởi trong đấu tranh cho độc lập, tự do.
Ra-bin-đra-nát Ta-go là nhà văn hoá lớn của An Độ. Ong để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn, luận văn, bút kí, ca khúc và tranh vẽ, tiêu biểu là tập Thơ Dâng (đoạt giải Nôben năm 1913). Các sáng tác của ông thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hoà bình và tinh thần nhâri đạo sâu sắc.
Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà van cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc, với các tác phẩm lớn như : Nhật kí người điên, AQ chính truyện...
Hô -xê Ri-dan, nhà văn, nhà thơ lớn của Phi-líp-pin, với tác phẩm tiêu biểu như Đừng động vào tôi, đã tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược và miêu tả cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Phi-líp-pin.
Hô-xê Mác-ti, nhà văn Cu-ba, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh, niềm tin vào thắng lợi của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Cu-ba cũng như khu vực Mĩ Latinh.
Hình 17. Ta-go (1861 -1941)	Hình 18- Hô-xê Mác-ti
(1823 -1893)
b) Vê' nghệ thuật
Thời cận đại, đặc biệt vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc... cũng rất phát triển. Cung điện Vécxai (Pháp) được hoàn thành vào năm 1708, tiếp tục được hoàn chỉnh và trở thành một công trình nghệ thuật kiến trúc đặc sắc. Nhiều tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng trong lịch sử nhân loại được trưng bày trong các bảo tàng lớn ra đời vào thời cận đại.
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Pa-ri (Pháp) đã tụ hợp nhiều nhà văn hoá lớn, trong đó có các hoạ sĩ danh tiếng như Van Gốc (Hà Lan), Phu-gi-ta (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha), Lê-vi-tan (Nga)...
về âm nhạc, nổi bật là Trai-cốp-xki (1840 - 1893) - một trong những điển hình của nền âm nhạc hiện thực thế giới thời bấy giờ. Tác phẩm nổi tiếng của ông có vở ôpêra Con đầm pích, các vở balê Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng...
Hình 19. Bức tranh “Tháng Ba’’ của Lê-vi-tan
Lập bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hoá từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX : tên tác giả, năm sinh - năm mất, tác phẩm tiêu biểu.
Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thê kỉ XX
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ XIX gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân lao động. Trong hoàn cảnh ấy, một số nhà tư tưởng tiến bộ đương thời đã nghĩ đến việc xây dựng một xã hội mới, không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình. Nổi tiếng nhất là các nhà tư tưởng Xanh Xi-mông (1760 - 1825), Phu-ri-ê (1772 - 1837) ở Pháp và Ô-oen (1771 - 1858) ở Anh. Đó là những nhà xã hội không tưởng, vì tư tưởng của họ không thể thực hiện được trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn được duy trì và phát triển.
Hê-ghen và Phoi-ơ-bách là những nhà triết học nối tiếng của Đức. Hè-ghen là nhà triết học duy tâm khách quan, còn Phoi-ơ-bách tuy đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật, nhưng siêu hình khi xem những thời kì lịch sử xã hội loài người không hề phát triển mà chi có sự khác nhau do sự thay đổi về tôn giáo.
Hình 20. Hé-ghen (1770 -1831)
Hình 21. Phoi-ơ-bách (1804 - 1872)
Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển phát sinh ở Anh với các đại biểu nổi tiếng là Xmít và Ri-các-đô (1772 - 1823). Tuy có công trong việc mở đầu “lí luận về giá trị lao động”, nhưng hai ông chỉ nhìn thấy mối quan hệ giữa vật và vật (hàng hoá này đổi lấy hàng hoá khác) chứ chữa nhìn thấy mối quan hệ giữa người với người đằng sau sự trao đổi hàng hoá.
Hình 22. A-đam Xmít (1723-1790)
Cùng với sự phát sinh và phát triển của giai cấp vô sản, phong trào công nhân, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được Lê-nin phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.
Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sự kế thừa có chọn lọc và phát triển những thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà loài người đã đạt được, chủ yếu từ đầu thế kỉ XIX. Trong những thành tựu ấy, nổi bật là định lúật bảo toànvà chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào, thuyết tiến hoá của các giống loài, các trào lưu triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh và lí luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân, thực tiễn đấu tranh của phong trào cách mạng vô sản thế giới, từ đó hình thành hệ thống lí luận mới, vừa cách mạng vừa khoa học. Học thuyết của các ông bao gồm 3 bộ phận chính : triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản và mở ra một kỉ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn).
(V) - Trình bày những hiểu biết của em về chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử nào và có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội ?
Câu hỏi và bài tập
Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, hoạ sĩ nổi tiếng thời cận đại.
Lập bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hoá thời cận đại : tác giả, năm sinh - năm mất, tác phẩm, nhận xét về những đóng góp và hạn chế.
Dẫn một tác phẩm văn học, nghệ thuật (tự chọn), nêu đôi nét về sự phản ánh đời sống xã hội đương thời của tác phẩm đó.