SGK Lịch Sử và Địa Lí 4 - Bài 14. Cuộc kháng chiến chống quân xân lược Mông - Nguyên

  • Bài 14. Cuộc kháng chiến chống quân xân lược Mông - Nguyên trang 1
  • Bài 14. Cuộc kháng chiến chống quân xân lược Mông - Nguyên trang 2
  • Bài 14. Cuộc kháng chiến chống quân xân lược Mông - Nguyên trang 3
BẰI 14
cuộc KHÁNG CHIÊN
CHONG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
Thời nhà Trần, ba lần quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta.
Lúc đó, quân xâm lược Mông - Nguyên đang tung hoành khắp châu Âu và châu Á. Khi quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta, lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hoà. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, vua Trần mời các bô lão cả nước về kinh đô Thăng Long, ở điện Diên Hồng, để hỏi kế đánh giặc. Trả lời câu hỏi của vua : “Nên đánh hay nên hoà ?”, điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “Đánh!”. Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hưởng ứng. Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, đã viết Hịch tướng sĩ, trong đó có câu : "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng...". Lời Hịch đã khích lệ mọi người. Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông cổ).
- Nêu những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần.
Hình 1. Cảnh các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng (tranh vẽ)
Cả ba lần, trước cuộc tấn công của hàng vạn quân giặc, vua tôi nhà Trần đều chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long. Quân Mông - Nguyên vào được Thăng Long, nhưng không tìm thấy một bóng người, một chút lương ăn. Chúng điên cuồng phá phách, nhưng chỉ thêm mệt mỏi và đói khát.
Chính lúc đó, quân ta tấn công quyết liệt vào Thăng Long. Lần thứ nhất, chúng cắm cổ rút chạy, không còn hung hăng cướp phá như khi vào xâm lược. Lần thứ hai, tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để thoát thân. Lần thứ ba, quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng.
Hình 2. Cọc gỗ được cắm ở sông Bạch Đằng (trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử)
- Nhà Trần đã đối phó với giặc như thê nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu ? Kết quả ra sao ?
Sau ba lần đại bại, quân Mông - Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa.
Quân Mông - Nguỵên sang xâm lược nước ta ba lần.
Cả ba lần, vua tôi, quân dân nhà Trần đều đồng lòng, mưu trí đánh thắng quân xâm lược.
CÂU HỎI
Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ?
Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?
Em hãy sưu tầm các mẩu chuyện kể về tấm gưong yêu nước của Trần Quốc Toản trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.