SGK Lịch Sử và Địa Lí 4 - Bài 2. Làm quen với bản đồ

  • Bài 2. Làm quen với bản đồ trang 1
  • Bài 2. Làm quen với bản đồ trang 2
  • Bài 2. Làm quen với bản đồ trang 3
  • Bài 2. Làm quen với bản đồ trang 4
BÀI 2
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐÓ
Bản đồ
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Ngày nay, muốn vẽ được bản đồ của một khu vực (ví dụ như khu vực hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội),, người ta thường sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh ; nghiên cứu vị trí của các đối tượng cần thể hiện như hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, bưu điện Hà Nội, các đường phố chính,...; tính toán chính xác các khoảng cách trên thực tế, sau đó thu nhỏ theo tỉ lệ ; lựa chọn các kí hiệu rồi thể hiện các đối tượng đó lên bản đổ Trong trường hợp không yêu cầu tính chính xác cao và nội dung cũng cần giản lược thì người ta dùng lược đồ.
.
Hình 1. Khu vực hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội (ảnh chụp từ vệ tinh)
Hình 2. Bản đồ khu vực hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội
- Quan sát hình ỉ, 2, rồi chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.
Một số yếu tô của bản đồ
Tên bản đồ : Tên bản đồ cho ta biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ.
- Đọc tên bản đồ hình 3.
Phương hướng : Người ta thường quy định : phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây.
Chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ hình 3.
Tỉ lệ bản đồ : Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khu vực được thê hiện trên bản đồ nhỏ hơn kích thước thực của nó bao nhiêu lần. Tỉ lệ bản đồ phần lớn được biểu diễn dưới dạng tỉ sô', ví dụ : 1: 100 000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100 OOOcrn (hay lkm) trên thực tế.
Bản đồ hình 2 có tỉ lệ 1: 20 000, vậy ỉ cm trên bản đồ đó ứng với bao nhiêu mét trên thực tế ?
HÀ NỘI
Đảo Cát Bà
Đ. Bạch Long Vĩ
THÁI LAN
Đ. cón
.Đá Nằng
Đ. Lý Sơn
TP. Hổ Chi Minh
Đ. Phú Quý,
Đảo
Phú Quộc
Côn Đảo
QD.rniCnj
CHÚ GIẢI
' ■ — Sông
PHAN TẮNG ĐỊA HỈNH
Hổ
Trên 1500 m
■	Mỏ than
1500
*	Mỏ dầu
500
▲ Mỏ sát
—
200
0 Mỏ apatit
—
50
® Mỏ bó xít
—
0
Thủ đô
—
50
® Thành phố
100
-1-H-H Biên giới
1000
quác gia
sau dưới 1000 m
TỈ LỆ 1 : ka- A 	
9 000 000
M^lị-XI-A
104
1081
Hình 3. Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
Kí hiệu bản đồ : Kí hiệu bản đồ được dùng để thể hiện các đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ. Tất cả các kí hiệu đó đều được giải thích trong bảng chú giải, ví dụ :
I I.I I.I, BÍên giới quốc gĩã
Sông
©Thành phố
Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào ?
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mật Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Một số yếu tố của bản đồ là : tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ,...
CÂU HỎI
Bản đồ là gì ?
Nêu một số yếu tố của bản đồ.
Kể một vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3.
»