Tuần 19. Bảo Vệ Tổ Quốc

  • Tuần 19. Bảo Vệ Tổ Quốc trang 1
  • Tuần 19. Bảo Vệ Tổ Quốc trang 2
  • Tuần 19. Bảo Vệ Tổ Quốc trang 3
  • Tuần 19. Bảo Vệ Tổ Quốc trang 4
  • Tuần 19. Bảo Vệ Tổ Quốc trang 5
  • Tuần 19. Bảo Vệ Tổ Quốc trang 6
BẢO VỆ TỔ QUỐC
Tuần 19
+ Tập đọc
HAI BÀ TRƯNG
Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đôi với dân ta.
Trả lời: Giặc đã gây ra nhiều tội ác đối với dân ta. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biến mò ngọc trai, khiến bao người chết vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,...
Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào ?
Trả lời : Hai Bà Trưng đều giỏi võ nghệ và có chí lớn quyết giành lại non sông.
Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
Trả lời: Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
Hãy tìm các chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa.
Trả lời : Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa thể hiện qua các chi tiết sau đây : Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ấn hiện của Hai Bà. Tiêng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
Trả lời : Bao đời nay, nhân dân ta tôn kính và lập đền thờ Hai Bà Trưng vì hai bà là hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng quân ngoại xâm, giành lại độc lâp tự do cho Tố' quốc.
Nội dung : Ca ngơi tinh thần dũng cảm chông giăc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và của nhân dân ta.
+ Kể chuyện
Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn chuyện Hai Bà Trưng.
Tranh 1 : Nước Việt Nam ta đã bị bọn giặc phong kiến phương Bắc sang xâm lược. Giặc hung tàn đã giày xéo lên cuộc sống của dân ta. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Dưới ách thông trị của chúng, cuộc sống của mỗi người đều rất co' cực.
Tranh 2 i Lòng dân căm thù quân giặc, ai ai cũng muốn phanh thây xả thịt bọn chúng, bắt chúng phải đền tội ác. Vì thế ỏ' nhiều nơi, bà con đã tập hợp lực lượng, chuẩn bị giáo mác, cung tên, rèn luyện võ nghệ sẵn sàng diệt giặc.
Tranh 3 : Khi nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn.
Tranh 4 : Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.
+ Chính tả
Nghe - Viết : Hai Bà Trưng (trích)
- Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết ra sao ?
Để tỏ lòng tôn kính, các chữ Hai và Bà đều được viết hoa. Lâu dần Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng.
Điền vào chỗ trông :
1 hay n ?	- lành lặn, nao núng, lanh lảnh
iêtTay iêc ?	- đi biền biệt
thấy tiêng tiếc
xanh biêng biếc
Thi tìm nhanh các từ ngữ :
- Chứa tiếng bắt đầu bằng l : la, lạ, lá, lạc, lả lướt, lạ lùng, lạnh lẽo, la lối, la liệt, lả lơi, lẹ.c lối, lạc loài, lạc lõng, luồn lách, lai láng, lai lịch, lí hch, lái, làm lụng, lành lặn, lặn lội, long đong, lênh đênh, lung lay, lung linh,...
Chứa tiếng bắt đầu bằng n : na, ná, nạc, nách, nai, nải, nắn, nam, nanh, nao, nón, nao núng, não ruột, não nề, não nùng, náo nức, nạt nộ, nương náu, nảy nở, nắc nẻ, nằng nặc, năng nổ, nặng nề, nấn ná, nem nép, nung nấu,...
- Chứa tiếng có vần iêt :
cây viết, Việt Nam, khôn xiết, mải miết, túng kiết, chiết cành, giết giặc, diệt muỗi, tha thiết, biền biệt, liệt sĩ, nhiệt độ, cùng kiệt, thời tiết, miệt mài,...
Chứa tiếng có vần iêc :
điếc, xanh biếc, thiếc, liếc nhìn, tiếc rẻ, xem xiếc, ăn tiệc, chiếc bàn, gớm ghiếc, công việc,...
+ Tập đọc
Bộ ĐỘI VỀ LÀNG
Tìm những hình ảnh thể hiện không khí vui tươi của xóm nhỏ khi có bộ đội về.
Trả lời : Những hình ảnh thể hiện không khí vui tươi của xóm khi có bộ đội về : mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo sau,...
Những hình ảnh nào nói lên lòng yêu thương của dân làng với bộ đội ?
Trả lời : Những hình ảnh sau đây nói lên lòng yêu thương của dân làng với bộ đội : mẹ già bịn rịn, vui đàn con ở rừng sâu mới về, nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở, bộ đội và dân ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nồi cơm nấu dở, bát nước chè xanh.
Theo em, vì sao dân ta yêù thương bộ đội như vậy ?
Trả lời : Nhân dân ta thương yêu bộ đội vì bộ đội đi đánh giặc để bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân. Nhân dân ta thương yêu bộ đội như yêu thương con cháu của mình. Đó chính là tình quân với dân như cá với nước của người Việt Nam ta.
Nội dung: Ca ngợi tình cảm quân dàn thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
HTTV3. tập 2 - 7
+ Luyện từ và câu
Đọc 2 khổ thơ sau và trả lời câu hỏi :
Mặt trời gác núi Bóng tốì lan dần Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác Theo làn gió mát Đóm đi rất êm Đi suốt một đêm Lo cho người ngủ
Con Đom Đóm được gọi bằng gì ?
Trả lời : Con Đom Đóm được gọi bằng anh.
Tính nết và hoạt động của anh Đom Đóm được miêu tả bằng các từ ngữ nào ?
Trả lời : Đó là các từ ngữ : chuyên cần, lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.
Trong bài thơ Anh Đom Dóm, còn các con vật nào được gọi và tả như người (nhân hoá) ?
Trả lời : Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn các con vật được gọi và tả như người đó là Cò Bợ, Vạc. Các con vật này được gọi bằng chị, thím. Việc làm của :
Cò Bọ' đều được tả như người qua hình ảnh ru con: Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi! Ngủ cho ngon giấc.
Vạc được tả như người qua hình ảnh lặng lẽ mò tôm
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "khi nào ?" và gạch dưới các bộ phận đó :
Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
Tối mai anh Đom Đóm lại đi gác.
Chúng em học bài Anh Đom Đóm irons hoc kì I.
Trả lời câu hỏi :
Lớp em bắt đầu học kì II khi nào ?
Trả lời : Lớp em bắt đầu học kì II vào giữa tháng giêng.
Khi nào học kì II kết thúc ?
Trả lời : Vào khoảng cuối tháng 5, học kì hai kết thúc
Tháng mấy các em nghỉ hè ?
Trả lời : Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè.
+ Tập đọc
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐƯA
"NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI"
Theo em, báo cáo trên là của ai ? Bạn đó báo cáo với ai ?
Trả lời : Theo em, báo cáo đó là của lớp trưởng. Bạn ấy báo cáo với toàn lớp về tình hình và kết quả tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội".
Bản báo cáo gồm các nội dung nào ?
Trả lời : Bản báo cáo gồm các nội dung sau :
Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của toàn lớp (mặt học tập, mặt lao động và các công tác khác).
Đề nghị khen thưởng tập thể và cá nhân.
Lớp tổ chức báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ?
Trả lời : Lớp tổ chức báo cáo để kiểm điểm lại tình hình thi đua trong tháng, để nêu lên kết quả thi đua trong đó có các ưu điểm và các thiếu sót. Cuối cùng tổ chức báo cáo để biểu dương khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều cố gắng nhất, làm cho cả lớp cùng phấn khởi bước sang các đợt thi đua sau.
+ Chính tả
Nghe - Viết : Trần Bình Trọng
- Tìm các tên riêng trong bài chính tả.
Các tên riêng trong bài chính tả : Trần Bình Trọng, Nguyên, Nam, Bắc.
Ghi chú : đất Bắc chỉ nưốc Trung Quốc phong kiến lúc bấy giờ.
Điền vào chỗ trông : a) 1 hay n ?
NGƯỜI CON GÁI ANH HÙNG
Chị Võ Thị Sáu quê ở quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận. Năm 1947, chị gia nhập đội công an xung phong. Nhiều lần, chị Sáu dũng cảm mưu trí, luồn sâu vào vùng tạm chiếm để nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt nhiều tên gian ác. Có lần, chị mai phục, ném lựu đạn phá cuộc tập trung của địch. Trong một trận chiến đấu, không may, chị sa vào tay quân thù. Địch dùng đủ mọi cực hình tra khảo nhưng vẫn không khuất phục được chị. Chúng đày chị ra Côn Đảo và giết hại chị khi chị mới tròn 19 tuổi.
HTTV3. tập 2- 9
b) iêt hay iêc ?
TIẾNG BOM PHẠM HỒNG THÁI
Biết tin toàn quyền Pháp Méc-lanh sẽ tới dự tiệc tạí một nhà hàng ở Quảng Châu (Trung Quốc), các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đặt kế hoạch tiêu diệt tên thực dân này. Công việc được giao cho anh Phạm Hồng Thái. Sát giờ ăn, anh bận đồ tây, xách chiếc cặp da bước vào phòng tiệc với vẻ bình thản. Trái bom hẹn giờ đã diệt năm tên thực dân và làm bị thương nhiều tên khác. Bị giặc đuổi bắt, người thanh niên yêu nước đã gieo mình xuống dòng sông Châu Giang, quyết không để sa vào tay chúng.
+ Tập làm văn
Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng.
Bài làm
Phạm Ngũ Lão là một tướng giỏi thời nhà trần. Ông có tinh thần yêu nước, cãm thù giặc sâu sắc. Thời trai trẻ của ông cũng thật đáng khâm phục. Câu chuyện kể về ông như sau :
Một buổi sáng, bên vệ đường làng Phù ủng có một chàng trai ngồi đan sọt. Chàng mải miết với công việc và đăm chiêu suy nghĩ về việc nước nên không hề hay biết những cảnh vật xung quanh mình. Giữa lúc ấy, đoàn quân đưa kiệu Trần Hưng Đạo đi ngang qua làng. Lối hẹp, quân đông võng xe chật đường, loa phát thanh náo nhiệt. Thế nhưng, chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên đan sọt. Quân mở đường giận quá bèn lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy lai láng nhưng chàng trai vẫn không hay biết.
Kiệu Hưng Đạo Vương đến gần. Lúc ấy, chàng trai mới sực tỉnh và vội đứng dậy vái chào. Hưng Đạo Vương hỏi:
Đùi bị đâm chảy máu thế kia ngươi không biết sao ?
Chàng trai đáp :
Tôi đang mải nghĩ mấy câu trong sách Binh thư nên không để ý, xin Đại vương xá cho.
Trần Hưng Đạo hỏi tên, chàng trai xưng Phạm Ngũ Lão. Hỏi đến chiến thuật dùng binh, chàng trai trả lời trôi chảy. Hưng Đạo tỏ lòng mến trọng người tài, đưa theo về kinh đô. Sau đó, Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc và lập được nhiều chiến công lớn.