Tuần 32. Ngôi Nhà Chung

  • Tuần 32. Ngôi Nhà Chung trang 1
  • Tuần 32. Ngôi Nhà Chung trang 2
  • Tuần 32. Ngôi Nhà Chung trang 3
  • Tuần 32. Ngôi Nhà Chung trang 4
  • Tuần 32. Ngôi Nhà Chung trang 5
  • Tuần 32. Ngôi Nhà Chung trang 6
  • Tuần 32. Ngôi Nhà Chung trang 7
Tuồn 32
+ Tập đọc
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
Trả lời : Chi tiết sau đây nói lên tài săn bắn của bác thợ săn :
Nếu thú rừng nào không may gặp bác ta .thì coi như đã tới ngày tận số.
Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
Trả lời : Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên ý oán trách con người quá ư tàn bạo. Nó đâu chỉ sống cho riêng nó, mà nó còn cần sống để nuôi nấng và che chở cho đứa con nhỏ bé của nó.
Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm:
- Các chi tiết sau đây cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm :
Bỗng vượn mẹ đặt con xuống đất, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào rồi đặt lên miệng con. Sau đó, nó nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng lớn rồi ngã xuống.
Chứng kiến cái chết đó, bác thợ săn làm gì ?
Trả lời : Chứng kiến cái chết thương tâm đó, bác thợ săn đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng ra về. Từ đấy bác không bao giờ đi săn nữa.
Câu chuyện muốn nói gì với chúng ta ?
Trả lời : Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều này : chung sống với chúng ta trên trái đất còn nhiều loài vật hoang dã khác, chúng ta không nên giết hại chúng mà phải bảo vệ chúng, bảo vệ môi trường sống của chúng. Giết hại chúng là độc ác và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên nghèo nàn hơn, buồn tẻ hơn.
Nội dung: Giết hại thú rừng là tội ác. Hãy tích cực bảo vệ môi trường sống của thú rừng, bảo vệ động vật hoang dã ở rừng.
+ Kể chuyện
Dựa theo các tranh, kể lại chuyện trên :
Tranh 1 : Rừng cây rậm rạp và lối mòn rất khó đi, nhưng bác thợ săn đã quá quen thuộc địa hình nên bác vẫn xăm xăm bước tới. Bác là một tay cung tuyệt giỏi. Lần này vào rừng, thế nào cũng có một vài con hoang thú bị hạ gục bởi mũi tên của bác.
Tranh 2 : Bác đang bước tới bỗng dừng lại vì vừa nhìn thấy trên tảng đá phía trước có một con vượn mẹ đang ngồi bồng con và cho con bú. Bác núp mình vào một cái cây to rồi lắp mũi tên vào cây cung và ngắm bắn. Phựt ! Mũi tên lao vút đi trúng vào vượn mẹ làm máu rỉ ra đỏ loang cả ngực.
Tranh 3 : Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn người thợ săn bằng con mắt căm giận, rồi nó cúi xuống đặt con vào một đám lá khô. Nó vắt sữa vào một chiếc lá to đê vào miệng con. Sau đó nó đứng lên giật phắt mũi tên ra, hét to lên một tiếng đầy oán trách rồi lăn đùng ra chết.
Tranh 4 : Chứng kiến cái chết thương tâm đó, bác thợ săn vô cùng ân hận. Hai giọt nước mắt từ từ ứa ra trên khuôn mỊt bác. Bác cắn môi, bẻ gãy cung tên rồi quay gót ra về. Từ đó, bác bỏ hẳn cái nghề săn bắn độc ác.
+ Chính tả
Nghe - Viết: Ngôi nhà chung
Điền vào chỗ trông :
1 hay n ?
LÀM NƯƠNG
Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị lưng đeo gùi, tấp nập đi làm nương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chóc, một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo.
V hay d ?
XE ĐÒ
Chiếc xe đò từ Sài Gòn về làng, dừng trước cửa nhà tôi. Xe dừng nhưng máy vẫn nổ, anh lái xe vừa bóp kèn, vừa vỗ cửa xe, kêu lớn :
- Thằng Năm về !
Chị tôi đang ngồi sàng gạo, vội vàng đứng dậy, chạy vụt ra đường.
Đọc và chép lại các câu văn sau :
Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.
Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.
+ Tập đọc
MÈ HOA LƯỢN SÓNG
Mè hoa sống ở đâu ?
Trả lời : Mè hoa sống ở trong ruộng rộng, dưới ao sâu, trong đìa con, đìa cạn.
Tìm các từ ngữ tả mè hoa bơi lượn ?
Trả lời : Các từ ngữ tả mè hoa bơi lượn dưới nước :
Ùa ra giỡn nước Chị hơi đi trước Em lượn theo sau
Xung quanh mè hoa còn các con vật nào ? Đặc điểm riêng của chúng ?
Trả lời : Xung quanh mè hoa còn có cá chép, tôm tép, cua, cá cờ. Các câu thơ sau nói lên đặc điểm của mỗi loài :
Cá mè ăn nổi Cá chép ăn chìm Con tép lim dim Trong chùm rễ cỏ Con cua áo đỏ Cắt cỏ trển bờ Con cá múa cờ
Chỉ ra hình ảnh nhân hoá mà em thích :
Trả lời : Em thích các hình ảnh nhân hoá sau :
Gọi chúng gọi bạn Đắp đập be bờ Quăng đó, quăng lờ Cắm cờ lá chuối
Con tép lim dim Trong chùm rễ cỏ
Con cua áo đỏ Cắt cỏ trên bờ
Con cá múa cờ Đẹp ơi là đẹp
Nội dung: Tả cuộc sống dưới nước của mè hoa và các loài cua, tôm, cá, tép,...
+ Luyện từ và câu
Tìm dấu hai chấm trong đoạn văn sau. Dấu đó dùng làm gì ?
Trả lời : Bồ Chao kể tiếp :
- Đầu đuôi là thế này [7] Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi S"Kia, hai cái trụ chống trời !"
Dấu hai chấm thứ nhất dùng để dẫn ra lời kể của Bồ Chao.
Dấu hai chấm thứ hai dùng để giải thích sự việc.
Dấu hai chấm thứ ba dùng để dẫn lời gọi của nhân vật Tu Hú.
HTTV3.tập2- 79
Trong mẩu chuyện sau có một số ô trống. Ô nào cần điền dấu chấm, ô nào cần điền dấu hai chấm.
- Cần điền dấu chấm và dấu hai chấm vào các ộ như sau :
Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi [Tj "Cha đã là một nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt ?" Đác-uyn ôn tồn đáp [TỊ "Bác học không có nghĩa là ngừng học".
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi 'bằng gì 7' và gạch dưới các bộ phận đó :
Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.
Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình.
+ Tập đọc
CUỐN SỔ TAY
Thanh dùng sổ tay làm gì ?
Trả lời : Thanh dùng sổ tay để ghi nội dung các cuộc họp, ghi lại các việc cần làm, ghi những chuyên lí thú trên thế giới, trong cuộc sống
Hãy chỉ ra vài điều lí thú đó.
Trả lời : Vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh : Mô-na-cô là nước rất nhỏ, diện tích chỉ gần bằng nửa Hồ Tây của Hà Nội. Nhưng Va-ti-căng là một quốc gia còn nhỏ hơn : diện tích chỉ bằng một phần năm Mô-na-cô và chỉ có 700 người trong khi Trung Quốc đông nhất thế giới có tới 1 tỉ 200 triệu người và nước Nga lớn nhất thế giới, rộng hơn Việt Nam trên 50 lần.
Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn?
Trả lời : Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn vì sổ tay của mỗi người dùng để ghi chép nhiều chuyện riêng tư. Tự ý xem sổ tay của người khác là tò mò, là thiếu văn minh, lịch sự.
Nội dung: sổ tay là tài sản riêng của từng người không được tự ý sử dụng sổ tay người khác.
+ Chính tả
Nghe - Viết : Hạt mưa
Tìm và viết các từ :
Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau :
Tên của một nước láng giềng của ta -» Lào
Nơi tận cùng phía nam trái đất, quanh năm băng giá -> Nam cực
Một nước ở gần ta có thủ đô là Băng Cốc -> Thái Lan
Chứa tiếng bắt đầu bằng V hay d, có nghĩa như sau :
Màu lúa chín -> vàng
Cây cùng họ với cau, lá to, quả có nước ngọt -> dừa
Loài thú lớn có vòi và ngà -> voi
+ Tập làm văn
Kể lại một việc tốt mà em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường:
Lớp em đã nhận bảo vệ hàng cây mới trồng trên đường đến trường. Em đã hăng hái cùng các bạn khác làm việc đó.
Chúng em đã cùng bàn bạc, lên kế hoạch rồi thực hiện. Bản thân em nhận chăm sóc hai cây bạch đàn. Em rào gốc và tưới nước để bảo vệ cây và giúp cho cây thêm xanh tốt.
Kết quả : cây nào cũng lên đều, phát triển nhanh. Nhìn hàng cây cứ lớn dần và rung rinh lá biếc ở hai bên đường, em thấy rất vui vì đã làm một việc có ích.
Viết đoạn văn mười câu kể lại việc làm trên.
Bài viết :
Trường làng em xây trên một miếng đất rộng cách làng chừng 500 mét. Con đường từ làng ra trường học đắp thẳng tấp, rộng rãi, mặt tráng xi măng. Nhà trường đã phát động các lớp trồng bạch đàn ở hai bên đường. Lớp em và hai lớp khác được phân công bảo vệ hàng cây mới trồng đó. Theo sự phân chia của lớp, em đã nhận bảo vệ hai gốc cây non. Em lấy một số nan tre đóng quanh gốc cây rồi buộc nhiều thanh ngang làm một hàng rào bảo vệ không cho trâu bò hoặc một anh bạn nghịch ngợm nào đó phá hoại cây. Mỗi ngày khỉ đi học về, em lại dừng chân múc nước mương tưới cho cây. Bạch đàn lớn rất nhanh, ra thêm nhiều cành lá mới và cứ cao mãi, cao mãi lên. Mới một năm qua mà gốc cây nào cũng đã lớn bằng bắp chân em, cành mềm rũ xuống thướt tha trong gió. Con đường mới có hàng cây rợp mát đứng thẳng tắp hai bên càng thêm xinh đẹp: Nhìn cảnh đó em thấy lòng trán ngập niềm vui vì chính mình đã góp phần bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường, làm cho quang cảnh của quê hương thêm đáng mến, đáng yêu.