Tuần 23. Nghệ Thuật

  • Tuần 23. Nghệ Thuật trang 1
  • Tuần 23. Nghệ Thuật trang 2
  • Tuần 23. Nghệ Thuật trang 3
  • Tuần 23. Nghệ Thuật trang 4
  • Tuần 23. Nghệ Thuật trang 5
  • Tuần 23. Nghệ Thuật trang 6
  • Tuần 23. Nghệ Thuật trang 7
NGHỆ THUẬT
Tuần 23
+ Tập đọc
NHÀ ẢO THUẬT •
Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ?
Trả lời : Chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật vì bố đang nằm viện, mẹ rất cần tiền thuốc thang, hai chị em không dám xin tiền làm phiền mẹ.
Hai chị em gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ?
Trả lời : Hai chị em ra ga mua sữa, tình cờ gặp chú Lí, nhà ảo thuật tài ba. Hai chị em đã giúp chú mang nhiều đồ đạc đến rạp xiếc.
Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp ?
Trả lời : Hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp vì nhó' tới lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà ?
Trả lời : Chú Lí đến chơi và nhiều chuyện lạ đã xảy ra khi mọi người uống trà : một cái bánh thành hai cái bánh, cái dải băng đỏ xanh vàng bắn ra từ lọ đường, một chú thỏ ỏ' đâu đến ngồi ngay trên chân em Mác.
Theo em, chị em Xô-phi đi xem ảo thuật chưa ?
Trả lời : Chị em Xô-phi đã được xem Chú Lí biểu diễn ảo thuật ngay tại nhà của mình.
Nội dung : Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những đứa trẻ ngoan, sẵn sàng giúp đõ' người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em.
+ Kể chuyện
Dựa vào tranh, kế lại câu chuyện Nhà ảo thuật bằng lời của Xô-phi:
Tranh 1 : Khi đi từ trường về nhà, hai chị em tôi nhìn thấy tò' quảng cáo về buổi biếu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chúng tôi biết chiều nay, trường sẽ tổ chức cho học sinh đi xem, nhưng hai chị em tôi không dám xin tiền mẹ đế mua vé vì bố tôi đang nằm bệnh viện. Chúng tôi chỉ còn có thể dừng lại nhìn hình ảnh nhà ảo thuật được in thật rõ và lớn trên tò' quảng cáo cho đõ' thèm.
Tranh 2 : Thế rồi khi ra ga mua sữa, tình cờ chúng tôi nhìn thấy nhà ảo thuật đang tay xách nách mang rất nhiều thứ đồ đạc đi vào rạp xiếc.. Chúng tôi liền chạy lại khiêng, xách giúp chú một sô đồ vật. Nhờ đó chúng tôi được làm quen với chú. Biết chị em tôi cũng rất muốn xem ảo thuật, chú Lí (tên nhà ảo thuật) bảo chúng tôi chờ chú một lát. Tuy nhiên, chúng tôi không thể chờ được mà phải về nhà vì cần mang sữa về cho mẹ, với lại mẹ tôi còn dặn không nên làm phiền người khác.
Tranh 3 : Chẳng biết hỏi thăm ai mà tối hôm ấy, chú Lí tìm vào đúng nhà tôi. Nghe tiếng gõ cửa, chúng tôi chạy ra mỏ' cửa và hai chị em đều hết sức vui mừng khi nhìn thấy chú. Chúng tôi cùng lễ phép và niềm nỏ' mời chú vào nhà.
Tranh 4 : Mẹ tôi cũng rất vui, mời chú vào nhà ngồi chơi uống trà. Nhưng lạ quá, mẹ tôi vừa mỏ' nắp lọ đường ra thì có hàng mét vải băng xanh, vàng, đỏ bắn ra. Tôi lấy một cái bánh đặt vào đĩa bỗng thành hai cái. Còn Mác, em tôi đang ngồi bỗng thấy có một khối nóng mềm trên chân. Nó ngạc nhiên nhìn xuống thì thấy một chú thỏ chẳng biết từ đâu xuất hiện đang rung rung những sợi râu và nhìn nó bằng cặp mắt tròn màu đỏ. Cả nhà tôi đều phục tài biểu diễn ảo thuật của chú Lí. Buổi tối đó chắc sẽ làm tôi nhó' mãi không quên.
+ Chính tả
Nghe - Viết : Nghe nhạc
Điền vào chỗ trông :
1 hay n ?	- náo động, hỗn láo
béo núc ních, lúc đó
ut hay uc ?	- ông bụt, bục gỗ
chim cút, hoa cúc
Thi tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động :
• Chứa tiếng bắt đầu bằng l : làm việc, làm lụng, lấy, luồn lách, lao tới, săn lùng, lẩn tránh, lục lọi, lồng lộn, lăn lộn, lè lưỡi, liếc mắt, leo trèo, lái thuyền, la lôi, lắng tai, lân la, lẩm bẩm, lạy lục, lao động,...
Chứa tiếng bắt đầu bằng n : nã súng, nài nỉ, nài ép, nán lại, nạo vét, nộp thuế, nạt nộ, náu mình, nằm, nắm, nặn tượng, nâng lên, nấp, nấu nướng, né tránh, ném, nén chặt, neo thuyền, nép mình, nêm nếm,...
• Chứa tiếng có vần ut : mất hút, thút thít, mút tay, sút bóng, hút nước, tụt xuống, rút về,...
Chứa tiếng có vần uc : múc nước, rúc vào, lục lọi, thúc giục, vục nước, chúc mừng, húc nhau, đúc gang, xúc đất, phục dịch,...
+ Tập đọc
EM VẼ BÁC HỒ
Hãy tả lại bức tranh Bác Hồ của bạn nhỏ trong bài thơ.
Trả lời : Bạn nhỏ vẽ tranh Bác Hồ với vầng trán cao, với tóc râu vờn nhẹ. Bác đang bế trên tay cháu Bắc và cháu Nam. Theo sau Bác là một đoàn thiếu nhi mang khăn quàng đỏ thắm. Trên đầu Bác là bầu trời xanh có chim bồ câu trắng tượng trưng cho hoà bình đang bay lượn. Phía dưới bức tranh, bạn nhỏ đề dòng chữ : "Đời đời ơn Bác".
Theo em, những hình ảnh sau có ý nghĩa gì ?
Trả lời :
Bác Hồ bế hai cháu Bắc, Nam trên tay.
Hình ảnh Bác Hồ bế hai cháu Bắc, Nam trên tay tỏ ý Bác yêu thương cả hai miền Nam, Bắc, vì cả hai miền đều là của Tổ quốc.
Thiếu nhi theo bước Bác Hồ.
Hình ảnh thiếu nhi theo bước Bác Hồ có ý nghĩa như sau : các thế hệ con, cháu đang tiến theo chân Bác, học tập đạo đức và tác phong của Bác, đi theo con đường Bác đã vạch ra.
Chim trắng bay trên nền trời xanh :
Hình ảnh này có ý nghĩa như sau : Bác rất yêu hoà bình, Bác lãnh đạo nhân dân ta đánh Pháp, đuổi Mĩ để đất nước ta có một nền hoà bình lâu dài, có một cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc.
Em biết những tranh ảnh, tượng hay bài hát nào về Bác Hồ.
Trả lời : Em biết tranh Bác Hồ treo trên tấm bảng đen trong lớp. Em biết tượng Bác Hồ trong nhà văn hóa lao động thành phố. Em nhớ bài hát "Em mơ gặp Bác Hồ", như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,...
Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác, tình cảm yêu quí của Bác với thiếu nhi, với đất nước, với hòa bình.
+ Luyện từ và câu
Đọc bài thơ Đồng hồ bảo thức
Các nhân vật nào trong bài thơ được nhân hoá ?
Trả lời : Trong bài thơ trên các nhân vật sau đây được nhân hoá : bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây.
Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách nào ?
Trả lời : Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách gọi là bác, là anh, là bé.
Em thích hình ảnh năo ? Vì sao ?
Trả lời : Em thích nhất hình ảnh :
"Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng"
Vì hình ảnh này đã tả chiếc kim giây thật hay : nó vừa nhỏ bé, mảnh mai vừa chạy nhanh trên mặt đồng hồ tựa như một cậu bé rất nhanh nhẹn và tinh nghịch.
Dựa vào bài trên, trả lời câu hỏi :
Bác kim giờ nhích đi như thế nào ?
Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li với vẻ rất thận trọng.
Anh kim phút đi thế nào ?
Trả lời : Anh kim phút đi từng bước, từng bước một cách ung dung nhưng nhanh hơn kim giờ
Bé kim giây chạy ra sao ?
Bé kim giây luôn tinh nghịch chạy vút lên trước hàng.
Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm (gạch dưới) :
Trương Vĩnh Kí hiểu biết rất rộng.
Câu hỏi : Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào ?
Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.
Câu hỏi : Ê-đi-xơn làm việc như thế nào ?
Hai chị em thán phục nhìn chú Lí.
Câu hỏi : Hai chị em nhìn chú Lí như thê nào ?
Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.
Câu hỏi : Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ?
HTTV3. tập 2 - 31
+ Tập đọc
CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SAC
Rạp xiếc in tờ quảng cáo để làm gì ?
Trả lời : Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để cho nhiều người cùng biết và mua vé vào xem.
Em thích nội dung nào trong đó ?
Trả lờiTrong tờ quảng cáo, em thích nhất nội dung : giảm giá vé 50% cho thiếu nhi vì như thế em có thể dễ dàng xin tiền mẹ đi xem. (Giảm 50% là giảm nửa số tiền).
Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt ?
Trả lời : Cách trình bày quảng cáo có nhiều nét đặc biệt : lời văn thật ngắn gọn, được viết thành từng dòng riêng. Nội dung là thông báo những điều mà mọi người đều quan tâm : nhiều tiết mục hay, rạp được tu sửa, giá vé giảm, nhiều buổi diễn trong ngày, liên hệ thuận lợi. Cách trình bày đẹp : dùng nhiều khổ chữ khác nhau. Những điều quan trọng được in đậm nét. Ngoài chữ viết còn có tranh minh họa.
Em thường thấy các quảng cáo ở đâu ?
Trả lời : Em thường thấy các quảng cáo ở nhiều nơi : quảng cáo trong sách báo, trên màn hình, trong đài phát thanh. Biển quảng cáo chăng trên đường phố, trong công viên, trong sân vận động, trong các cửa hàng, cửa hiệu. Có người còn vừa đi bán hàng vừa dùng loa quảng cáo.
+ Chính tả
Nghe - Viết : Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
- Tìm các chữ viết hoa trong bài chính tả :
Đó là các chữ : Người (trong đầu bài), Quốc/Việt Nam, Nhạc, Văn Cao, Ông, Tiến, Bài, Quốc (hội), Quốc (ca), Văn Cao.
Điền vào chỗ trống :
a) 1 hay n ?
Buổi trưa lim dim Nghìn con mắt lá Bóng cũng nằm im
•	Trong vườn êm ả.
b) ut hay uc ?
Con chim chiền chiên Bay vút vút cao Lòng đầy yêu mến Kliúc hát ngọt ngào.
Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau :
• nồi - lồi :
Mẹ tôi đong gạo đổ vào nồi để nấu cơm.
Con đường đất gồ ghề, lồi lõm và lầy lội làm tôi trượt ngã.
no - lo :
Quân đội phải ăn no thì đánh giặc mới mạnh.
Trong khi tôi đi học thì ba má tôi ở nhà chăm lo vườn ruộng.
• trút - trúc :
Mây đen kéo đến đầy trời rồi mưa như trút nước xuống.
Trước cửa nhà, ba tôi trồng hai khóm trúc.
lụt - lục :
Chính việc phá rừng đã gây ra cảnh lụt lội ở nhiều nơi.
Tứ đói quá, vào bếp lục cơm nguội đem ra ăn.
+ Tập làm văn
Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ tbuật mà em đã xem.
Đó là buổi biểu diễn gì ?
Trả lời : Đó là buổi ca múa nhạc.
Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?
Trả lời : Buổi biểu diễn được tổ ?hức ở Cung văn hoá thiếu nhi của thành phố vào tối thứ bảy tuần trước.
Em cùng xem với ai ?
Trả lời : Em cùng xem với ba má em.
Buổi diễn ấy có những tiết mục gì ?
Trả lời : Buổi diễn ấy có sáu tiết mục đơn ca, ba tiết mục đồng ca và ba tiết mục múa.
Em thích tiết mục nào nhát ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy. Trả lời : Em thích nhất là tiết mục dân ca Bà Rằng Bà Rí. Đó
là một bài hát Bắc Bộ, rất vui nói về nỗi khổ của người bị ép duyên.
Dựa vào các điểu vừa kể, hãy viết một đoạn văn mười câu :
Bài viết :
Tốì thứ bảy tuần trước, em đã được ba má dẫn đi xem biểu diễn ca, múa, nhạc tại Cung Văn hoá Thiếu nhi của thành phố nơi em ở.
Đúng mười chín giờ ba mươi phút, buổi biểu diễn bắt đầu. Lúc này khán giả đã mua vé vào xem và ngồi chật các hàng ghế. Trên sân khấu, đèn bật sáng trưng. Một cô ra giới thiệu chương trình và sau đó là một bản đồng ca hùng tráng vang lên mở đầu cho đêm diễn. Tiếp sau đó là các bài đơn ca, các tiết mục múa được trình diễn xen kẽ nhau. Tiếng đàn, tiếng hát luôn hoà quyện với nhau khi êm ái du dương khi sôi nổi rộn ràng. Các cô chú diễn viên múa thì mặc quần áo đẹp và múa những điệu múa rất mềm mại và đẹp mắt. Buổi biểu diễn đã rất thành công vì tiếng vỗ tay cứ ran lên không dứt sau mỗi tiết mục.
Em vô cùng thích thú khi xem buổi biểu diễn ấy. về tới nhà mà em còn nhớ mãi hai ca sĩ hát bài Bà Rằng Bà Rí, một bài dân ca Bắc Bộ thật vui nói về nỗi khổ của một cô gái bị ép duyên phải lây một anh chồng bé tẻo tèo teo.