Giải Bài Tập GDCD 8 Bài 20. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Bài 20. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 1
  • Bài 20. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 2
  • Bài 20. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 3
  • Bài 20. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 4
  • Bài 20. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 5
  • Bài 20. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 6
  • Bài 20. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 7
Bài 20
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đặt vân để
* Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề Câu hỏi:
Trên cơ sở quyền trẻ em đã học, em hãy nêu một điều trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, mà theo em đó là sự cụ thể hóa Điều 37 của Hiến pháp?
Hướng dẫn trả lời:
Ngoài Điều 8 đã nêu trong phần đặt vấn đề, có Điều 8 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em: trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
Nội dung bài học.
Câu hỏi:
Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Vào những năm nào?
Hướng dan trả lời:
Từ khi thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa (1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 5 bản Hiến pháp, đó là:
+ Hiến pháp năm 1946;
+ Hiến pháp năm 1959;
+ Hiến pháp năm 1980;
+ Hiến pháp năm 1992;
+ Hiến pháp năm 2013.
Câu hỏi:
Em hãy tóm tắt sơ lược về sự ra đời của các bản Hiến pháp đó?
Hướng dẫn trả lời:
+ Hiến pháp năm 1946: Sau khi Cách mạng tháng Tám - 1945 thành công, Nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ và nhân dân.
+ Hiến pháp năm 1959: Hiến pháp của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thông nhất nước nhà.
+ Hiến pháp năm 1980: Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
+ Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp của thời kì đổi mới.
+ Hiến pháp năm 2013: Thể chế hoá Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vãn minh.
Câu hỏi:
Hiến pháp 1959, 1980, 1992 là những bản Hiến pháp mới hay là sự bổ sung?
Hướng dẫn trả lời:
Hiến pháp 1959, 1980, 1992 là những bản Hiến pháp sửa đổi bổ sưng Câu hỏi: Trên cơ sở sơ lược về sự ra dời của các bản Hiến pháp, em rút ra nhận xét gì?
Hướng dẫn trả lời:
Em rút ra nhận xét: Mỗi một bản Hiến pháp ra đời là đánh dấu một thời kì, một giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam, khẳng định những thắng lợi đã đạt được đồng thời đề ra phương hướng, đường lối xây dựng và phát triển đất nước thời kì mới.
Câu hỏi: Vai trò, vị trí của Hiến pháp là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lô'i chính trị của Đảng Cộng sẳn Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng.
Hiến pháp Việt Nam định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Câu hỏi: Hiến pháp là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Hiến pháp là Luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
Câu hỏi: Nội dung của Hiến pháp quy định những vâ’n đề gì?
Hướng dẫn trả lời:
Nội dung của Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: bẳn chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. Câu hỏi: Hiến pháp năm 2013 gồm bao nhiêu điều, mây chương? Hưởng dẫn trả lời: Hiến pháp năm 2013 bao gồm 120 điều, 11 chương. Câu hỏi:
Các chế định cơ bản của Hiến pháp năm 2013 gồm những vấn đề gì?
Hướng dẫn trả lời:
Các chế định cơ bản của Hiến pháp năm 2013 gồm:
Về chế độ chính trị.
Về chế độ kinh tế.
Về chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Câu hỏi: Về chế độ chính trị, Hiến pháp năm 2013 khẳng định bản chất Nhà nước ta là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Về chế độ chính trị, Hiến pháp năm 2013 khẳng định bản chất Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Câu hỏi: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ai?
Hướng dẫn trả lời:
Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc nhân dân mà nền tảng là liên minh giai câp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Câu hỏi: Mục đích của chế độ chính trị là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Mục đích của chế độ chính trị là “bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Câu hỏi: Mục đích chính sách kinh tê của Nhà nước là gì?
Hướng dan trả lời:
Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là “làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tô’t hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân”
Câu hỏi: Phương hướng phát triển kinh tế của Nhà nước ta là gì? Hướng dan trả lời:
Phương hướng phát triển kinh tế là “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”
Câu hỏi:
Cơ cấu kinh tế được Hiến pháp năm 2013 xác định như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tê nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Câu hỏi:
Về cơ sở văn hóa, giáo dụCị khoa học và công nghệ Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Câu hỏi:
Giáo dục, khoa học công nghệ có vị trí như thế nào?
Hướng dan trả lời:
Phát triển giáo dục, khoa học công nghệ là quổc sách hàng đầu.
Câu hỏi:
Hiến pháp quy định sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai?
Hưởng dẫn trả lời:
Hiến pháp quy định “bảo vệ Tổ quô'c Việt Nam XHCN, giữ vững an ninh quô'c gia là sự nghiệp của toàn dân.... nòng cốt là các lực lượng vũ trang....” Câu hỏi:
Hiến pháp năm 2013 quy định các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trên lĩnh vực nào?
Hướng dẫn trả lời:
Hiên pháp năm 2013 quy định các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trên lĩnh vực:
+ Chính trị.
+ Kinh tế:
+ Văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ.
+ Các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân khác.
Câu hỏi:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, được Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Hiên pháp năm 2013 khẳng định bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc “Tất cả quyền lực về tay nhân dân”, “Quyền lực Nhà nước là thông nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Câu hỏi:
Các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Hướng dẫn trả lời:
Các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chịu sự giám sát của nhân dân. Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nưởc pháp quyền XHCN Việt Nam. Câu hỏi: Vậy, Hiến pháp có tầm quan trọng như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Hiến pháp là đạo luật quan trọng của Nhà nước. Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đâ't nước.
Câu hỏi:
Theo em, liệu Hiến pháp có thể quy định chi tiết tất cả các vấn đề không? Hướng dẫn trả lời:
Hiến pháp không thể quy định chi tiết tất cả các vấn đề, Pliến pháp là cợ sở nền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ pháp lý cho tất cả các ngành luật.
Câu hỏi:
Cơ quan nào ban hành, sửa đổi Hiến pháp? Thủ tục sửa đổi như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình tự, thủ tục đặc biệt, dược quy định trong Hiến pháp (Điều 120), Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp.
Thủ tục sửa đổi: được Quô'c hội thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 sô' phiếu đại biểu nhất trí.
Câu hỏi: Giá trị pháp lý của Hiến pháp biểu hiện như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, thể hiện:
+ Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ pháp lý cho tất cả các ngành luật.
+ Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp.
+ Các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ.
+ Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải
tuân thủ theo thủ tục đặc biệt, được quy định trong Điều 147 của Hiến pháp.
Câu hỏi: Trách nhiệm của công dân?
Hướng dẫn trả lời:
Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
Bài tập Bài tập 1
Điều 69 trong Hiến pháp năm 2013 quy định:
Quô'c hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quô'c hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp...
Căn cứ vào Điều 69 trên, em hãy cho biết những cơ quan nào (Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới đây:
Hiến pháp.
Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Luật Doanh nghiệp.
Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng, đ) Luật thuế giá trị gia tăng.
Luật Giáo dục.
Hướng dẫn trả lời:
Cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản:
Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Quy chê tuyển sinh đại học và cao đẳng
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành: Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Bài tập 2
Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan quản lí nhà nước; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát. Hãy sắp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thông các cơ quan nêu trên:
Quô'c hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân quận, phòng Giáo dục và Đào tạo, Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn trả lời:
Sắp xếp các cơ quan nhà nước theo hệ thống:
Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh.
Cơ quan quản lí nhà nước: Chính phủ, úy ban nhân dân quận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - thương binh và Xã hội, phòng Giáo dục và Đào tạo.
Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh.