Giải Bài Tập GDCD 8 Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

  • Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trang 1
  • Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trang 2
  • Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trang 3
  • Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trang 4
  • Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trang 5
  • Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trang 6
  • Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trang 7
  • Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trang 8
Bài 7
TÍCH cực THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
Đặt vân để
* Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề Câu hỏi:
Trong buổi sinh hoạt với chủ đề: “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp” nảy sinh hai quan niệm:
Một số học sinh cho rằng: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học - kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ; không cần phải tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội.
Sô' còn lại cho rằng: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương, của đất nước.
Em đồng tình với quan niệm nào? Tại sao?
Hướng dẫn trả lời:
Em không đồng tình với quan niệm: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học - kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ; không cần phải tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội. Bởi vì, nếu chỉ lo học tập văn hóa, tiếp thu khoa học - kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động thì sẽ không phát triển toàn diện, học chưa đi đôi với hành, quan niệm như vậy là mình chỉ mới biết chăm lo lợi ích cá nhân, không biết quan tâm đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng.
Em đồng tình với quan niệm: Học văn hóa tót, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính
trị - xã hội của địa phương, của đất nước. Bởi vì, học văn hóa tõt, tiếp thu rèn luyện kĩ năng lao động tốt, biết tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ trở thành con người phát triển toàn diện, có tình cảm, biết yêu thương chia sẻ cảm thông với tất cả mọi người. Có trách nhiệm với tập thể, có lốì sông cộng đồng.
Nội dung bài học
Câu hỏi:
Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội?
Hướng dẫn trả lời:
Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người...
Câu hỏi:
Hoạt động chính trị - xã hội bao gồm những lĩnh vực nào?
Hướng dẫn trả lời:
Hoạt động trong việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội như: lao động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp... tham gia giữ gìn trật tự ở địa phương, ở trường học, thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định, tham gia bầu cử...
Hoạt động giao lưu giữa con người với con người như các hoạt động nhân đạo, từ thiện giúp đỡ con người trong hoàn cảnh khó khăn; các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội nhằm tạo ra môi trường sông lành mạnh thuận lợi nhất cho con người.
Hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị (Đội, Đoàn, Hội, các hoạt động của câu lạc bộ...) nhằm phát triển cá nhân, xây dựng tập thể, đóng góp vào công việc chung của xã hội.
Câu hỏi:
Học sinh trung học cơ sở có thể tham gia những hoạt động chính trị - xã hội nào?
Hướng dẫn trả tời:
Học sinh trung học cơ sở có thể tham gia những hoạt động chính trị - xã hội như:
Tham gia các hoạt động của Đoàn, Đội.
Tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.
Hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ.
° - Thực hiện tuyên truyền nếp sống văn minh.
Tham gia giữ gìn trật tự trị an, an toàn giao thông.
Giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.
Cổ động cho ngày bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, bầu cử Quô'c hội; ngày thanh niên địa phương nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự...
Câu hỏi:
Em hãy nêu những hoạt động chính trị - xã hội: hoạt động nhân đạo, hoạt động từ thiện liên quan đến con người, đem lại niềm vui, giúp đỡ người khác mà em biết?
Hướng dẫn trả lời:
Hoạt động chính trị - xã hội: hoạt động nhân đạo, hoạt động từ thiện liên quan đến con người, đem lại niềm vui, giúp đỡ người khác như:
Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ.
Phong trào Trần Quốc Toản.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa.
Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên tai.
Câu hỏi:
Hãy nêu những hoạt động chính trị - xã hội nhằm xây dựng môi trường tự nhiên, môi trường xã hội tạo điều kiện thuận lợi nhâ't để con người được phát triển?
Hướng dẫn trả lời:
Hoạt động chính trị - xã hội nhằm xây dựng môi trường tự nhiên, môi trường xã hội tạo điều kiện thuận lợi nhất để con người được phát triển:
Giữ gìn vệ sinh môi trường sông.
Chống các tệ nạn xã hội.
Chông chiến tranh, bạo lực, giữ gìn hòa bình.
Xây dựng tình đoàn kết ở cộng đồng và dân tộc
Tham gia các ngày hội của dân tộc và nhân loại.
Câu hỏi:
Nêu ý nghĩa, lợi ích của việc tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội?
Hướng dẫn trả lời:
Hoạt động chính trị - xã hội trước hết là điều kiện, thời cơ cho mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển nhân cách, nhất là các giá trị và năng lực và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.
Đem lại cho mọi người niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt những khó khăn về vật chất.
Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội sẽ thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người, phát huy được những truyền thông đạo đức tô't đẹp của dân tộc góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu hỏi:
Học sinh phải làm gì để tham gia các hoạt động chính trị - xã hội?
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để bản thân được phát triển mọi mặt, được mọi người yêu quý, góp phần xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.
Rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác.
Câu hỏi:
Để có thể làm việc có kế hoạch và tự giác, chủ động thực hiện các hoạt động chính trị - xã hội, học sinh cần làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Để có thể làm việc có kế hoạch và tự giác, chủ động thực hiện các hoạt động chính trị - xã hội, học sinh cần:
Xây dựng kế hoạch, bảo đảm cân đôi các nội dung học tập, việc nhà, hoạt động của Đội, của Đoàn, của trường để không bỏ sót.
Nhắc nhở lẫn nhau.
Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Thường xuyên đấu tranh với bản thân để chông lại tư tưởng, ngại khó, tính ích kỉ, tính thiếu kỉ luật, tính “bô'c đồng” của tuổi trẻ: thích thì làm, gặp khó khăn thì chán nản...
Câu hỏi:
Em hãy kể tấm gương “Người tốt việc tốt”, tham gia hoạt động chính trị - xà hội mà em biết?
Hướng dẫn trả lời:
22 tuổi - 22 lần hiến máu nhân đạo
Như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, chuyện chàng trai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất xứ Thanh Hoàng Văn Quân, vừa bước sang tuổi 22 đã có 22 lần tham gia hiên máu nhân đạo, đã làm cho nhiều người phải bị “sốc”. Nhiều người không thể tin rằng, năm nay vừa bước sang tuổi 22 với một thân hình khá bé nhỏ nhưng Hoàng Văn Quân, sinh viên năm 3 ngành báo chí - Đại học khoa học Huế đã làm nên một điều kì diệu của cuộc sông, những giọt máu hồng của Quân không biết đã cứu bao nhiêu sinh mạng trong cơn hấp hôi.
Từ số phận không may...
Sinh ra ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa) trong một gia đình có bô'n người con, bô' Quân trước kia đi tình nguyện sang tận Campuchia, chiến đấu rồi ngã
bệnh. Một mình mẹ già phải “gồng mình” nuôi bổn đứa con thơ đang trong tuổi đến trường. Học xong lớp 12, trong khi bạn bè được bô' mẹ chu cấp tiền bạc lên thành phô' thi đại học thì Quân phải bỏ nhà vào Nam kiếm việc làm thuê để có tiền gửi về cho mẹ trả nợ ngân hàng và mua thuôc cho bô'.
Một thân một mình vào nơi “đất khách quê người” xin bô'c vác tại cảng Sài Gòn (quận Bình Thạnh), Phà Cát Lái (Quận 2). Những tháng ngày sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” Quân chợt hiểu ra rằng “Chỉ có thi đậu đại học với thoát nghèo được. Tuổi mình còn trẻ, mình sẽ vừa lao động vừa tranh thủ thời gian rảnh rỗi để ôn bài”. Chính cuộc sông kham khổ nơi đây đã tạo một bước đệm giúp Quân trở thành “kỷ lục gia” hiến máu nhân đạo chỉ chưa đầy 5 năm, Quân đã tham gia hiến máu đến 20 lần. Nãm 2005, Quần thi đậu vào ngành báo chí ở Huê' rồi tiếp tục cuộc “hành trình” hiến máu, trở thành thành viên của CLB Nhật Hồng tuổi 18 ở Đại học khoa học Huế, thuộc Trung tâm huyết học truyền máu Miền Trung. Thời gian học ở Huế, Quân lập nên một kỉ lục là hiến máu thêm 15 lần nữa tại bệnh viện trung ương Huế, bệnh viện Đại học Y Khoa Huế.
Hiện nay, Quân vẫn tham gia vào CLB Sinh nhật tuổi Hồng và vẫn tham gia hiến máu đều đặn. Tính đến ngày 6/4/2008 Quân đã hiến 21 đơn vị máu, nhóm máu o (mỗi đơn vị máu là từ 250 - 450 ml). Tổng cộng Quân đã hiến gần 6 lít máu, hàng tuần, hàng tháng, Quân cùng các bạn trong CLB đến các công viên, kí túc xá, trường học để tuyên truyền hiến máu cứu người.
22 tuổi, 22 lần hiến máu nhân đạo, với một sinh viên chỉ suốt ngày ăn cơm bụi như Quân, điều đó thật đáng trân trọng. Quân không chỉ là tấm gương tiêu biểu của sinh viên Huê' mà còn là tấm gương để thê' hệ trẻ Việt Nam học tập. Quân thường tâm sự: “Tôi sẽ đem niềm hạnh phúc nhỏ được hiến những giọt máu hồng của mình khỏa lá'p phần nào bất hạnh cho người khác. Còn sức khỏe, còn sông là Quân còn hiến máu”.
Bài tập Bài tập 1
Theo em, những hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị - xã hội? Vì sao?
Học tập văn hóa.
Tham gia các công việc gia đình.
Tham gia sản xuất ra của cải vật chất (công nghiệp, nông nghiệp...).
Tham gia xây dựng các công trình (xây dựng nhà máy, cầu đường, xây dựng các công trình thủy điện...).
đ) Tham quan du lịch.
Hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ.
Tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.
Tham gia các hoạt động của Đội, của Đoàn.
Tuyên truyền về nếp sông văn hóa.
k)	Giúp đỡ người gặp khó khăn (cụ già, em nhỏ, người gặp rủi ro, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách...).
Tham gia giữ gìn trật tự trị an.
m)	Giúp đỡ lực lượng an ninh săn bắt cướp.
n)	Giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà, ở trường, ở cộng đồng.
o)	Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Hướng dan trả lời:
Các hoạt động: (c), (d), (e), (g), (h), (i), (k), (1), (m), (n) là những hoạt động chính trị - xã hội.
Hoạt động (c), (d): là hoạt động chính trị - xã hội liên quan việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, đây là hoạt động của người lao động trong các cơ sở công nghiệp, trong các nhà máy, các công trình và của người nông dân ở nông thôn nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Hoạt động (e), (h), (i), (ỉ), (m): là hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị (Đoàn, Đội, Hội, các CLB...) nhằm phát triển cá nhân, xây dựng các tập thể, đóng góp vào công việc chung của xã hội.
Hoạt động (g), (k), (n) hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường...
Bài tập 2
Em hãy phân loại những biểu hiện dưới đây thành hai loại: thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội.
Luôn luôn tham gia đúng giờ.
Luôn luôn phải nhắc nhở.
BỊ bạn bè lôi kéo.
Nhờ người khác tham gia để được nghỉ.
đ) Làm việc để được nhận xét tốt.
Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân.
Lo lắng đến công việc được phân công.
Tham gia vì thầy cô giáo yêu cầu.
Vận động các bạn cùng tham gia.
k)	Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá lại kết quả hoạt động;
Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động.
Hướng dẫn trả lời:
Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (a), (e), (g), (i), (k), (1).
Những biểu hiện dưới đây thể hiện sự không tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội: (b), (c), (d), (đ), (h).
Bài tập 3
Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức, em thường xuất phát từ những lí do nào? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức; em thường xuất phát từ những lý do:
+ Em hiểu được các hoạt động do lớp, trường, địa phương tổ chức là cần thiết.
+ Tham gia các hoạt động sẽ rèn luyện cho bản thân những kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, tự khẳng định bản thân trong cuộc sông cộng đồng.
+ Tham gia các hoạt động sẽ giúp em có niềm tin yêu vào cuộc sông, tin vào con người, đem lại niềm vui, giúp đỡ người khác, thây được lợi ích cho mọi người và bản thân. .
+ Tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức là điều kiện thuận lợi nhất để em được phát triển.
Vì những lý do đó em tích cực tự giác, không cần ai nhắc nhở, mong muôn đóng góp một phần sức lực trí tuệ của mình vào hoạt động chung của lớp, trường và địa phương.
Bài tập 4
Em đến nhà bạn để rủ bạn cùng đi tham gia cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội sấp tới, nhưng bạn không muôn đi vì đang xem đá bóng trên vô truyến. Em xử sự thế nào? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Em sẽ thuyêt phục, giải thích cho bạn thây cứ năm năm mởi có một lần bầu cử, bóng đá không xem trận này thì xem trận khác.
Học sinh phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; việc tuyên truyền cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội là trách nhiệm của một đội viên, việc làm đó thế’ hiện lòng yêu nước.
Xong công việc bạn có thể tiếp tục xem bóng đá.
Bài tập 5
Căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện của lớp, trường và địa phương, em hãy đề xuất một hoạt động chính trị - xã hội cho tập thể lớp và phác thảo kế hoạch thực hiện hoạch động đó.
Hướng dẫn trả lời:
Nhân dân miền Trung năm nào cũng chịu nhiều thiệt hại do mưa bão lũ lụt gây ra, để giúp đỡ cho đồng bào bị thiệt hại sau trận lụt lớn, Liên đội cần có kê hoạch phát động trong học sinh toàn trường quyên góp tiền bạc, quần áo, sách vở giúp đỡ các bạn học sinh một trường nào đó (bị thiệt hại nặng nề) do lũ lụt. Để cuộc phát động có kết quả, Liên đội đã phải phác thảo kế hoạch thực hiện hoạt động đó:
Thứ 5: Họp ban chỉ huy Liên đội. Thông qua kế hoạch.
Thứ 7: Hội ý giữa ban chỉ huy Liên đội với Chi đội trưởng, lớp trưởng các lớp để phổ biến kế hoạch triển khai.
Sáng thứ 2: Sau giờ chào cờ, Liên đội phát động trong toàn thể học sinh toàn trường kế hoạch quyên góp tiền, quần áo, sách vở để giúp đỡ học sinh các vùng lũ lụt.
Thứ 3, thứ 4: Các lớp thu quần áo...; Liên đội liên hệ Hội Chữ Thập Đỏ thành phô' tìm địa chỉ để giúp đỡ.
Thứ 5: Các lớp nộp cho Liên đội.
Thứ 6: Liên đội cử người đóng gói áo quần, sách vở.
Thứ 7: Cử người vận chuyển đến địa chỉ do Hội Chữ Thập Đỏ giới thiệu.