Giải Bài Tập GDCD 8 Bài 21. Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Bài 21. Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 1
  • Bài 21. Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 2
  • Bài 21. Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 3
  • Bài 21. Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 4
  • Bài 21. Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 5
  • Bài 21. Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 6
Bài 21
PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đặt vâ'n đề
* Tìm hiểu nội dung đặt vân đề Câu hỏi:
Hãy nêu nhận xét của em về Điều 30 Hiến pháp và Điều 132 Bộ luật Hình sự.
Hướng dẫn trả lời:
Điều 30 Hiến pháp quy định về quyền khiếu nại, quyền tô' cáo của công dân, nhưng khiếu nại, tô' cáo phải đúng luật.
Điều 132 Luật Hình sự năm 1999 nói về việc người nào xâm phạm đến quyền khiếu nại, tô' cáo, trả thù người khiếu nại, tô' cáo bị Nhà nước xử lý theo pháp luật.
Câu hỏi:
Khoản 2 Điều 132 của Bộ luật Hình sự thể hiện đặc điểm gì của pháp luật?
Hướng dẫn trả lời:
Điều 132 khoản 2 của Bộ luật Hình sự thể hiện đặc điểm tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của pháp luật.
Câu hỏi:
Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng bị xử lý như thế nào? Giải thích tại sao?
Hướng dẫn trả lời:
Hành vi đô't, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng tùy theo mức độ bị phạt tiền, phạt tù. Bởi vì, rừng là tài sản quốc gia, nếu có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng là hủy hoại tài sản quốc gia phải bồi thường tiền và phạt tù cải tạo hoặc giam giữ tùy theo tội trạng.
Nội dung bài học
Câu hỏi:
Nhà trường đề ra nội quy để làm gì? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Nhà trường đề ra nội quy để đảm bảo tính kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường. Vì nếu không có nội quy, ai muốn đến lớp hay ra về lúc nào cũng được, ai muốn làm gì thì làm một cách tùy tiện, theo ý thích của mình thì điều gì sẽ xảy ra. Cho nên nhà trường cần có nội quy.
Câu hỏi:
Vậy, pháp luật là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Pháp luật là các quy tắc xử sự chung,' có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
Câu hỏi:
Vì sao phải có pháp luật? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?
Hướng dẫn trả lời:
Pháp luật là phương tiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không có pháp luật xã hội sẽ không thể ổn định và phát triển được vì vậy mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Câu hỏi:
Đạo đức và pháp luật khác nhau thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Đạo đức: Chuẩn mực đạo đức xã hội đúc kết từ thực tế cuộc sông vằ nguyên vọng của nhân dân=>tự giác thực hiện=> sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn rứt.
Pháp luật: Do Nhà nước đặt ra được ghi lại bằng các văn bản => bắt buộc thực hiện => phạt cảnh cáo, phạt tù, phạt tiền.
Câu hỏi:
Pháp luật có đặc điểm gì?
Hưởng dẫn trả lời:
Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.
Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lý theo quy định.
Câu hỏi:
Pháp luật nước ta thể hiện tính dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân lao động Việt Nam như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Pháp luật nước ta ghi nhận trong Hiến Pháp và các văn bản pháp luật các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên tất cả các mặt của đời sông và tạo điều kiện để đảm bảo việc thực hiện các quyền đó.
Câu hỏi:
Bản chất pháp luật của Nhà nước ta là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Bản chất pháp luật: pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục).
Câu hỏi:
Về chính trị, pháp luật quy định công dân cồ quyền gì?
Hướng dẫn trả lời:
Về chính trị: pháp luật quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước; quyền được bầu cử; ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan, công chức nhà nước; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí...
Câu hỏi:
Pháp luật ghi nhận quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền tự do dân chủ khác như thế nào?
Hướng-dẫn trả lời:
Về kinh tế: công dân có quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền lao động...
Về văn hóa: công dân có quyền và nghĩa vụ học tập...
Về xã hội: công dân có quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe...
Đồng thời công dân có các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân khác như quyền được bảo hộ tình mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do tín ngưỡng...
Câu hỏi:
Em hãy nêu một số ví dụ về quyền và nghĩa vụ của công dân?
Hướng dẫn trả lời:
Công dân có quyền kinh doanh, có nghĩa vụ phải đóng thuê.
Công dân có quyền học tập, có nghĩa vụ học tập tót.
Câu hỏi:
Pháp luật có vai trò gì?
Hướng dẫn trả lời:
Pháp luật là phương tiện để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Câu hỏi:
Vì .sao nói pháp luật là phương tiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội? Hướng dẫn trả lời:
Pháp luật là phương tiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thông qua các quy phạm, pháp luật quy định rõ ràng về khuôn khổ, phạm vi, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, chính trị - xã hội, quy định quyền, nghĩa vụ của công dân, yêu cầu mọi cơ quan, tổ chức, mọi công dân phải tuân thủ.
Câu hỏi:
Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được biểu hiện như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Cùng với việc quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân trên mọi lĩnh vực của đời sông xã hội, pháp luật còn quy định biện pháp thực hiện các quyền đó.
Ví dụ: Để thực hiện quyền tự do kinh doanh khi thành lập công ty phải qua các thủ tục do luật định.
+ Quy định các biện pháp bảo vệ quyền (ví dụ: đốỉ với các tài sản có giá trị như nhà cửa, xe ô tô,...phải đăng ký quyền sở hữu);
+ Quy định các biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền lợi ích của của công dân.
+ Quy định xử lý hình sự đô'i với các tội trộm cắp tài sản, phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (dân sự)...
Bài tập
Bài tập 1
Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lý những vi phạm của Bình? Căn cứ để xử lý các vi phạm đó? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật?
Hướng dẫn trả lời:
Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong lớp. Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trường xử lý.
Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng.
Bài tập 2
Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy? Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có luật pháp thì sẽ như thế nào? Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?
Hướng dẫn trả lời:
Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo nền nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường.
Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện:
+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.
+ Phôi kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn, Đội...) phụ huynh
học sinh.
Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy, thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xã hội không có pháp luật xã hội sẽ bất ổn, xã hội sẽ không phát triển được.
Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải “sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Bài tập 3
Điều 105 của Luật Hôn nhân và Gia đinh năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con". Hỏi:
Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh, chị, em.
Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không?
Hình thức xử phạt là gì?
Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì có bị xử phạt không?
Hướng dẫn trả lời:
Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:
“Khôn ngoan đôi đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
“Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”.
Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.
Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.
Bài tập 4
Hãy so sánh sự giông và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; tính chất, hình thức thể hiện và các phường thức đảm bảo thực hiện.
Hướng dan trả lời:
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở
hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sông và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ
Do Nhà nước ban hành
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao, tục ngữ các câu châm ngôn...
Các vãn bản pháp luật như bộ luật, luật... trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước..
Biện pháp bảo đảm thực hiện
Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê.
Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm.