SGK GDCD 12 - Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

  • Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại trang 1
  • Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại trang 2
  • Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại trang 3
  • Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại trang 4
  • Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại trang 5
  • Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại trang 6
  • Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại trang 7
  • Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại trang 8
  • Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại trang 9
Bài 10
PHÁP LUẬT VỚI HOÀ BÌNH VÀ sự PHÁT TRIỂN
TIẾN Bộ CỦA NHÂN LOẠI
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Thế giới ngày nay là thế giới của hội nhập và toàn cầu hoá. Trong bối cảnh quốc tế này, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế, với phương châm : Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, phát triển và tiến bộ của nhân loại.
Học xong bài này, học sinh cần :
— Hiểu được vai trò của pháp luật đối với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
— Nhận biết được thế nào là điều ước quốc tế trong quan hệ quốc tế, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.
— Hiểu được sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các điều ước quốc tê' về quyền con người, về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
— Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, về hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986), nước ta ngày càng tham gia sâu rộng vào các quan hệ quốc tế, tãng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Hợp tác giữa Việt Nam với các nước được thực hiện thông qua nhiều hình thức và công cụ khác nhau, trong đó pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất, là cơ sở pháp lí đề’ thực hiện có hiệu quả quá trình hợp tác.
Vai trò của pháp luật đối với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
Là phương tiện hữu hiệu nhất của quan hệ quốc tế, pháp luật có vai trò quan trọng nổi bật trong việc bảo vệ hoà bình cho thế giới, trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vì sự phát triển tiến bộ của cộng đồng quốc tế. Cụ thể là :
— Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia trong lợi ích chung của toàn thế giới.
— Pháp luật là cơ sở, là cầu nối để các quốc gia xích lại gần nhau, xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, xây dựng niềm tin, tạo cơ sở vững chắc cho hoà bình trên khắp hành tinh.
— Pháp luật là cơ sở để thực hiện hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
— Pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới, vì nền dân chủ và tiến bộ, văn minh của nhân loại, chống lại sự vi phạm quyền được sống, được làm người của mỗi cá nhân, chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử về giống nòi, về sắc tộc, chủng tộc.
Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia
Khái niệm điều ước quốc tế
Muốn thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, văn hoá, xã hội, môi trường..., cần phải có điều ước quốc tế. Nói cách khác, hợp tác quốc tế được thực hiện thông qua các điều ước quốc tế, trong đó các quốc gia cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình để cùng nhau sống trong hoà bình và hợp tác vì sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thoả thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
Điều ước quốc tế là tên gọi chung, trong đó từng điều ước quốc tế có thể có những tên gọi khác nhau như : hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư, v.v...
Ví dụ : Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kì ; Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Pháp ; Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị ; Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn v.v...
Điều ước quốc tế có thể được kí kết giữa hai nước hoặc giữa nhiều nước, tuỳ thuộc vào nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia, xuất phát từ lợi ích của mỗi nước, của tất cả các nước trong khu vực và của cả cộng đồng quốc tế.
Lễ kí kết hiệp định tài trợ Dự án phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam .
(Ảnh : TTXVN)
Mối quan hệ giữa điêu ước quốc tế và pháp luật quốc gia
Từ khi kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế, các quốc gia trở thành thành viên bắt đầu thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định trong mỗi điều ước quốc tế. Quyền và nghĩa vụ này là những quy định của pháp luật quốc tế mà các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện. Nếu quốc gia nào đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.
Điều ước quốc tế là một bộ phận của pháp luật quốc tế, không phải là văn bản pháp luật quốc gia, nên việc thực hiện cũng khác hẳn với thực hiện pháp luật quốc gia. Vậy các quốc gia phải làm như thế nào để nội dung .của điều ước quốc tế được thực hiện ở nước mình ? Thực tiễn đã cho thấy các quốc gia thực hiện điều ước quốc tế bằng cách :
Ban hành văn bản pháp luật mới để cụ thể hoá nội dung của điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế liên quan.
Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên, tức là để điều ước quốc tê' được thực hiện ở quốc gia mình.
Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tê khu vực và quốc tê
a) Việt Nam với cẩc điêu ước quốc tế về quyền con người
Hơn 50 năm trước đây, vào ngày 10 — 12 — 1948, Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, đánh dấu mốc son trong lịch sử quyền con người của cộng đồng nhân loại.
Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đêh trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm. Đó là các quyền cơ bản đối với con người, như: quyền được sống, quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động, quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, v.v...
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của quyền con người trong phạm vi toàn thế giới, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người.
Ngày 20 - 2 - 1990, Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Kể từ đó, Nhà nước ta đã tiến hành hàng loạt hoạt động cụ thể để thực hiện Công ước : năm 1990 ban hành Luật Phổ cập giáo dục tiểu học ; năm 1991 ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (thay đổi năm 2004) ; ngoài ra, còn có nhiều văn bản pháp luật mới, trong đó có các quy định liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em như Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Luật Quốc tịch...
Cùng với việc ban hành pháp luật, Nhà nước ta tổ chức bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bao gồm các cơ quan chuyên trách cùng hệ thống các cơ quan khác liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em.
Như vậy, để thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp để các điều khoản của Công ước thực sự đi vào thực tiễn đời sống xã hội trên đất nước ta, góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền con người trong cộng đồng quốc tế.
Ngoài Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em,'Nhà nước ta đã kí kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng khác về quyền con người như : Công ước năm 1966 về các quyền dân sự và chính trị ; Công ước năm 1966 về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội ; Công ước năm 1965 về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc ;...
Việt Nam với các điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
Trong bối cảnh thế giới đang đổi thay nhanh chóng, Việt Nam đã thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở với các nước và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc của Luật Quốc tế.
Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Với Trung Quốc, Việt Nam đã kí kết Hiệp ước biên giới trên bộ ngày 30 - 12 - 1999, Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ ngày 25 - 12 - 2000. Nước ta cũng đã kí các hiệp ước hoặc hiệp định về biên giới trên bộ với Lào và Cam-pu-chia, trên biển với Cam-pu-chia và Thái Lan.
Nhằm bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, tăng cường tình hữu nghị với các nước láng giềng, năm 2003 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biên giới quốc gia, đánh dấu bước phát triển mới của công tác lập pháp nước nhà. Luật Biên giới quốc gia là sự ghi nhận về mặt pháp lí cam kết của Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế đã kí với các nước về hoà bình, hữu nghị, láng giềng thân thiện.
Với đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị và hợp tác, Việt Nam đã tích cực kí kết, tham gia các điều ước quốc tế ở phạm vi toàn cầu và khu vực, nhằm mục đích phát triển kinh tế, giữ gìn hoà bình, an ninh ở khu vực và trên thế giới ; giải quyết các vấn đề toàn cầu như môi trường, dân số, việc làm, nạn đói nghèo, bệnh tật, chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế v.v...
Sau khi kí kết, tham gia điều ước quốc tế, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật để thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong các điều ước quốc tế này.
'Việt Nam với các điều ước quốc tê về hội nhập kinh tê khu vực và quốc tê
Hội nhập vào nền kinh tê' khu vực và thế giới là xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam đã chủ động và nhanh chóng hội nhập, kí kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và thực hiện phân công lao’ động quốc tế.
* Ở phạm vi khu vực
Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của nước ta được bắt đầu kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN. Bước đi hội nhập đầu tiên của Việt Nam là tham gia Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (viết tắt là CEPT) từ năm 1995.
Tham gia Hiệp định này, nước ta cam kết thực hiện các bước đi thích hợp để hoàn thành tự do hoá thương mại trong quan hệ giữa các nước ASEAN, bằng việc giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0% - 5% vào năm 2006 đối với khoảng 6000 mặt hàng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các quyết định, chỉ thị cụ thể để thực hiện lịch trình cắt giảm thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, nhằm thực hiện Hiệp định CEPT.
Thực hiện Hiệp định CEPT là thực hiện hội nhập về thương mại trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (viết tắt là AFTA). Hội nhập về thương mại là một bước đi quan trọng đầu tiên, để hàng hoá được giao lưu tự do, thông thương giữa các nước ASEAN.
Theo suy nghĩ của em, tại sao Việt Nam lại kí kết Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Hiệp định CEPT) với các nước ASEAN ? Điều này mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế nước ta ?
Cùng với việc hội nhập trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam còn chủ động hội nhập ở phạm vi rộng hơn. Năm 1998, nước ta trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á — Thái Bình Dương (APEC). Tham gia vào APEC, Việt Nam đã kí kết một số hiệp định và thoả thuận về tự do hoá thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC.
* Ở phạm vi toàn cầu
Đến năm 2008, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài phạm vi ASEAN, khu vực châu Á — Thái Bình Dương, Việt Nam còn tham gia Diễn đàn hợp tác Á — Âu (ASEM), kí kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
Gia nhập WT0 (Tổ chức Thương mại thế giới), nước ta tham gia hàng loạt điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế trong khuôn khổ của Tổ chức này, thực sự hội nhập vào kinh tế quốc tế và trở thành thành viên đầy đủ của cộng đồng kinh tế thế giới.
Như vậy, kí kết và tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế- thương mại song phương và đa phương, Việt Nam đã và đang đi trên con đường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết đa phương và song phương, thông qua việc ban hành hệ thống pháp luật để cụ thể hoá các điều khoản của các hiệp định mà nước ta đã kí kết, tham gia. Điều đó góp phần vào sự gìn giữ hoà bình, phát triển và tiến bộ của nhân loại.
Ill - Tư LIỆU THAM KHẢO
Giải thích từ ngữ
Điều ước quốc tế song phương là điều ước quốc tế có hai nước hoặc tổ chức quốc tế kí kết.
Điểu ước quốc tế đa phương là điều ước quốc tế có từ ba nước hoặc tổ chức quốc tế trở lên kí kết hoặc tham gia.
Điều ước quốc tê' khu vực là điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế thuộc một khu vực địa lí hoặc một liên minh nhất định (ví dụ : Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa các nước ASEAN).
Điều ước quốc tê' toàn cầu là điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế thuộc các châu lục khác nhau ở phạm vi toàn thế giới (ví dụ : Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982).
Thông tin
Trong thời kì đổi mới, chỉ tính riêng trong thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, Việt Nam đã kí kết, tham gia 1.093 điều ước quốc tế. Hơn 100 hiệp định thương mại được kí kết giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế.
Chỉ riêng trong khuôn khổ ASEAN, ngay trong mấy năm đầu gia nhập Tổ chức này, Việt Nam đã kí hơn 20 hiệp định về hợp tác kinh tế — thương mại, trong đó quan trọng nhất là Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) dành cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Trong quan hệ song phương, năm 2001 Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kì được kí kết đã tạo ra điều kiện và khả năng mới cho nước ta trong quá trình xích lại gần hơn với các nền kinh tếlớn của các nước phát triển.
Ớ phạm vi toàn thê'giới, Việt Nam có quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, với các nước bạn bè truyền thống, với các nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Mĩ La-tinh trên tinh thần hợp tác, ủng hộ lẫn nhau để cùng phát triển. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977 ; tham gia kí kết các điều ước quốc tế và là thành viên của các tổ chức chuyên môn Liên hợp quốc như : Tổ chức Gỉáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) ; Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ; Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) ; v.v...
Với các nước ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), ngày 22 - 7 - 1992, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li). Đây là thành công đầu tiên của Việt Nam trên bước đường phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực. Từ khi trở thành thành viên của ASEAN (28 - 7 - 1995), quan hệ giữa nước ta vói các nước thành viên ASEAN chuyển sang một giai đoạn mới, phát triển sâu rộng trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, an ninh chính trị... Việt Nam cùng các nước thành viên khác của ASEAN đã kí kết nhiều điều ước quốc tế khu vực quan trọng như: Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, các hiệp định về hợp tác kinh tế, về hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công, về đấu tranh chống khủng bố v.v...
IV - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Em hiểu thế nào là điều ước quốc tế ? Tại sao các nước lại cùng nhau kí kết điều ước quốc tê' ?
Tại sao nói điều ước quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia ?
Qua hiểu biết của mình về điều ước quốc tế, theo em, Việt Nam đã và đang góp phần tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người như thế nào ?
Tại sao nói Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới ?
Việt Nam đã kí kết và tham gia các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tê' khu ỵực và quốc tê' như thê' nào ?
Theo em, nếu chỉ kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tê' về hợp tác và hội nhập kinh tê' quốc tê' thì có đủ điều kiện để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay không ? Tại sao ?
7. Sắp xếp các điều ước quốc tế dưới đây theo các cột tương ứng.
STT
Tên điều ước quốc tê
Điều ước quốc tê' về quyền con người
(ỉ)
Điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
(2)
Điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
(3)
1
Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em
2
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
3
Nghị định thư Ki-ô-tô về môi trường
4
Hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước láng giềng
5
Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư
6
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Nhật Bản
7
Hiệp định về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a
8
Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ