SGK GDCD 12 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 1
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 2
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 3
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 4
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 5
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 6
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 7
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 8
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 9
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 10
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 11
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 12
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 13
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 14
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 15
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 16
  • Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước trang 17
Bài 9
PHÁP LUẬT VỚI Sự PHÁT TRIỂN BEN vững
CỦA ĐẤT NƯỚC
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Hoà nhập vào xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát huy mọi nguồn lực để phát triển đất nước theo hướng "phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững ; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường ; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh".
Học xong bài này, học sinh cần :
— Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
— Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
— Biết .thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
— Tôn trọng và thực hiện tốt quy định của pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc vê kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát iriển về văn hoá, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.
Trong sự phát triển bền vững của đất nước, pháp luật có vai trò như thế nào ? Bao gồm những nội dung cơ bản gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học này.
Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước
Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển bền vững của đất nước, cần phải sử dụng hàng loạt công cụ, phương tiện và các biện pháp khác nhau, trong đó pháp luật giữ vai trò quan trọng nhất, là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nói đến vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến sự tác động của pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể liên quan đến phát triển bền vững : lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
* Trong lĩnh vực kinh tế
Có người cho rằng, để tăng trưỏng kinh tế đất nước thì chỉ cần có các chủ trương, chính sách là đủ mà không cần phải có pháp luật. Em có đồng tình với ý kiến này không ?
Trong lĩnh vực kinh tế, vai trò của pháp luật được thể hiện ở sự tác động của pháp luật đến quá trình tăng trưởng kinh tế.
Vậy ở nước ta, pháp luật tác động như thế nào đến sự tăng trưởng này ?
Thứ nhất, pháp luật tạo ra khung pháp lí cần thiết của hoạt động kinh doanh.
Khung pháp lí (còn gọi là hành lang pháp lí) của hoạt động kinh doanh là những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong kinh doanh, nhằm làm cho các hoạt động này diễn ra trong vòng trật tự theo những quy định của pháp luật, với mục đích cuối cùng là kích thích sản xuất phát triển, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững đất nước.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đã ban hành các luật quan trọng, như : Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, v.v...
Thứ hai, pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, làm cho mọi công dân phát huy đầy đủ nhất khả năng, tận dụng tốt nhất điều kiện của mình nhằm làm ra nhiều sản phẩm khác nhau, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, làm giàu cho mình và cho đất nước. Thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân, pháp luật tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh và là động lực thúc đẩy kinh doanh phát triển. Từ đó, pháp luật chính là cơ sở mở đường để tăng trưởng kinh tế đất nước.
Thứ ba, thông qua các quy định về thuế, pháp luật khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh doanh phát triển.
Tóm lại, trong quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước, pháp luật giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền kinh tê' nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của xã hội vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Trong lĩnh vực văn hoá
Theo em, trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam, có cần phải có pháp luật không ?
Văn hoá là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hoạt động của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế — xã hội. Trong thời kì xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam.
Những quy định của pháp luật về văn hoá góp phần phát huy giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong lĩnh vực xã hội
Cùng với việc tác động đến sự phát triển văn hoá, pháp luật có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực xã hội.
Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế đất nước nhưng cũng làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội. Nhiều vấn đề xã hội phát sinh, cần phải được giải quyết : dân số và việc làm ; bất bình đẳng xã hội và tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo ; sức khoẻ của nhân dân ; nạn đói nghèo ; tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm...) ; đạo đức và lối sống không lành mạnh ; v.v... Tất cả những vấn đề xã hội này cần phải được giải quyết để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế — xã hội của đất nước là "tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".
Các vấn đề xã hội trên đây chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất thông qua các quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội, góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước ta.
Nếu không có pháp luật mà chỉ có chính sách của Đảng và Nhà nước thì có thể giải quyết được các vấn đề xã hội hay không ?
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Cuộc sống của con người có quan hệ mật thiết với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Để tồn tại, con người thường xuyên tác động đến môi trường và tài nguyên, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ các nhu cầu của bản thân và xã hội.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố không tách rời của quá trình phát triển, là một trong những nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững đất nước.
Trong hoạt động bảo vệ môi trường, pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Những năm qua, phát triển kinh tế — xã hội ở nước ta còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ; công nghệ sản xuất còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, thải ra nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường. Theo em, để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng này, Nhà nước cần phải làm gì ?
Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Ví dụ : Khoản 1, Điều 11 Luật Thuỷ sản quy định về nguyên tắc khai thác thuỷ sản như sau : "Khai thác thuỷ sản ỏ vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản ; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hằng năm...".
Theo em, quy định trên của Luật Thuỷ sản nhằm mục đích gì ?
Pháp luật xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trong đời sống cộng đồng ; hướng dẫn, giáo dục công dân xử sự đúng pháp luật về bảo vệ môi trường ; xử lí nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Pháp luật thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong các tổ chức, cá nhân, đồng thời khuyến khích người dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy định : "Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường ; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên ; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học ; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo".
* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là yếu tố không thể thiếu trong phát triển bền vững đất nước.
Với vai trò là công cụ quản lí xã hội của Nhà nước, pháp luật là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, thông qua đó tạo ra môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững.
Pháp luật về quốc phòng, an ninh quy định về bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ; nghiêm cấm các hành vi gây mất ổn định chính trị, xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể và công dân.
Điều 11 Hiến pháp năm 2013 quy định : "Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị".
Pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia của các tổ chức và công dân ; hướng dẫn, động viên khuyên khích công dân tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Khoản 2, Điều 6 Luật Quốc phòng quy định : "Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện quân sự [...], chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng...".
Pháp luật nghiêm khắc trừng trị và xử lí nghiêm minh đối với những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Pháp luật giữ vai trò bảo đảm các điều kiện an ninh trật tự cần thiết để xã hội ổn định và phát triển. Nếu không có pháp luật thì Nhà nước không thể quản lí được xã hội, không thể giữ vững được an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, đất nước không thể phát triển bền vững được.
Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước
Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế
Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế bao gồm quyền tự do kinh doanh của công dân và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.
* Quyền tự do kinh doanh của công dân
Quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền cơ bản của công dân, được quy định tại Điều 33 Hiến .pháp năm 2013 và trong các luật về kinh doanh.
Quyền tự do kinh doanh có nghĩa là, mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh. Theo đó, công dân có quyền tự mình lựa chọn và quyết định kinh doanh mặt hàng nào, quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, tổ chức theo hình thức nào. Ví dụ : Công dân có thể tự làm kinh tế cá thể hoặc gia nhập hợp tác xã để làm nghề thủ công mĩ nghệ, nuôi trồng thuỷ sản ; thành lập công ti để sản xuất hàng tiêu dùng, để buôn bán đồ điện, xe đạp, xe máy ; v.v...
Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005, mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ những người sau đây : cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức ; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ; người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự ; người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh.
* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh
Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, công dân trở thành nhà kinh
doanh phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định chung cho mọi đối tượng, mọi thành phần kinh tê' và nghĩa vụ riêng đối với từng đối tượng, từng thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành, nghề kinh doanh. Thông thường, nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh bao gồm :
— Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm ;
— Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật;
— Bảo vệ môi trường ;
— Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ;
— Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội v.v... Trong các nghĩa vụ trên đây thì nghĩa vụ nộp thuế là rất quan trọng, cần
phải được thực hiện nghiêm chỉnh. Ớ nước ta, hiện nay có các loại thuế khác nhau như : thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, v.v... Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau, căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. Nếu kinh doanh trong những ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích thì doanh nghiệp có thể được miễn thuế trong những năm đầu và đóng thuế ở mức thấp trong những nãm sau.
Khoản 1 Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định : Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao ; doanh nghiệp thành lập mồi từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, [...] được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.
Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển văn hoá
Pháp luật về phát triển văn hoá Việt Nam được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Di sản văn hoá, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, v.v... Đó là hệ thống các quy định của pháp luật về xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ; nghiêm cấm, loại trừ truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi truy ; giữ gìn và phát triển các di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể ; xác định trách nhiệm của Nhà nước tạo mọi điều kiện để nhân dàn được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị. Những quy định này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong thời kì hội nhập và toàn cầu hoá, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm xây dựng và ban hành các quy định về bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể ; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ ' chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc vãn hoá dân tộc, làm giàu kho tàng văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Pháp luật về phát triển văn hoá nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, lối sống đồi truy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mĩ tục ; nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội
Nói đến nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là nói đến các quy định của pháp luật về các lĩnh vực xã hội cơ bản như : giải quyết việc làm ; xoá đói giảm nghèo ; kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số ; chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ; phòng, chống tệ nạn xã hội.
Để giải quyết vấn đề việc làm cho nhân dân, pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều việc làm mới cho những người đang trong độ tuổi lao động.
Ví dụ : Nhà nước ban hành các quy định pháp luật (như ưu đãi về thuế) nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các thành phần kinh tế mỏ mang ngành, nghề, mở rộng các cơ sở sản xuất có khả năng sử dụng nhiều lao động.
Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế — tài chính để thực hiện xoá đói, giảm nghèo như : tăng nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo (ví dụ : cho vay vốn ưu đãi để kinh doanh).
Trong các vấn đề xã hội thì dân số luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Đảng và Nhà nước ta có chủ trương kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số, bởi vì gia tăng nhanh dân số có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường của đất nước, làm cho xã hội phát triển không lành mạnh và là một trong các nguyên nhân làm cho đất nước phát triển không bền vững.
Xuất phát từ quan điểm này, Luật Hôn nhân và gia đình và Pháp lệnh Dân số đã quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hoá gia đình ; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững ; vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Theo em, quy định của pháp luật nước ta về nghĩa vụ của công dân xây dựng quy mô gia đình ít con có phải là ngăn cấm sinh nhiều con không ? Có trái với quyền tự do cá nhân không ?
Trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, Luật Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân quy định trách nhiệm của Nhà nước phải áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng caõ thể lực, tăng tuổi thọ và bảo đảm phát triển giống nòi.
Trong vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội, Luật Phòng, chống ma tuý, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định về đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỉ cương xã hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma tuý ; ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh.
Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tê' — xã hội của đất nước.
Để bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản như : Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thuỷ sản, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước... Bên cạnh các văn bản trực tiếp quy định về bảo vệ môi trường, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Du lịch, Luật Xây dựng, Luật Chuyển giao công nghệ..., đều có các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường.
Ví dụ : Luật Chuyển giao công nghệ quy định : “Cấm chuyển giao công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khoẻ con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường...” (Khoản 1,Điều 11).
Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định, việc bảo vệ môi trường phải tuân thủ nguyên tắc : bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước ; phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế — xã hội của đất nước. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
Em có cho rằng bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước hay không ? Vì sao ?
Các hoạt động bảo vệ mồi trường chủ yếu gồm : bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ; bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư ; bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác ; quản lí chất thải ; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
Trong bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta, do nhiều nguyên nhân khác nhau như nạn khai thác gỗ, phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, làm cháy rừng... nên diện tích rừng và chất lượng tài nguyên rừng trong cả nước đã bị suy giảm nghiêm trọng. Thực trạng này đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ; xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước, của các tổ chức và mọi công dân trong bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời trừng trị nghiêm khắc các hành vi phá hoại rừng.
Đốt cỏ, cây làm nương, rẫy - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy rừng.
(Ảnh : Ngô Lịch - TTXVN)
Theo em, hiện tượng thiên nhiên bất thường trong những năm gần đây ở Việt Nam và các nước, gây ra nhiều thiệt hại về người và của, có quan hệ gì với việc bảo vệ môi trường của con người ?
Pháp luật nghiêm cấm các hành vi phá hoại, khai thác trái phép rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ; các hành vi khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ huỷ diệt; khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm ; chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định ; thải chất thải chưa được xử lí, các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước...
Người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí hành chính, xử lí kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự đối với các tội phạm về môi trường.
Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, là quyền và trách nhiệm của mỗi công dân. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phát hiện và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Theo em, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường ?
Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh
Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, tạo nên hành lang pháp lí như : Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự,... Cùng với các văn bản trực tiếp quy định về quốc phòng, an ninh, nhiều văn bản pháp luật .chuyên ngành cũng có các quy phạm liên quan đến bảo đảm quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia.
Bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiểu là tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc ; bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia ; phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị trong nước.
Nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế — xã hội với tăng cường quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia ; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại ; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia ; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử lí nghiêm minh, kịp thời.
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Để mọi công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức và đối với mọi công dân ; tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia.
III - TƯ LIỆU THAM KHẢO
Giải thích từ ngữ
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên khoản thu của những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) từ toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
An ninh quốc giãXằ sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiến pháp năm 2013
Điều 41
Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá.
Điều 60 (trích)
Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khoẻ, văn hoá, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
3. Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
Điều 8. Quyền của doanh nghiệp (trích)
Tự chủ kinh doanh ; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư ; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh ; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng.
Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.
Điều 9. Nghĩa vụ của doanh nghiệp (trích)
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Đăng kí mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động ; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
7. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Luật Di sản văn hoá năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Điều 22. Nhà nước và xã hội bảo vệ, phát huy những thuần phong mĩ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc ; bài trừ những hủ tục có hại đến đời sống văn hoá của nhân dân.
Điều 23. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hoá với nước ngoài.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Điêu 7. Những hành vi bị nghiêm cấm (trích)
Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kĩ thuật về bảo vệ môi trường.
Thải chất thải chưa được xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
Đưa vào nguồn nước hoá chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
Luật An ninh quốc gia năm 2004
Điêu 13. Các hành vi bị nghiêm cấm (trích)
1. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, khống chế, kích động, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo người khác nhằm chống chính quyền nhân dân, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhận nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tham gia, giúp sức, cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bài đọc thêm
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIEN con NGƯỜI	Jack Dolar, Học tập : Một kho báu tiềm ẩn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr. 66.
"... Phải thừa nhận rằng, trong nhiều năm các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc đã có một cách giải thích rộng lớn hơn về khái niệm của sự phát triển, nó vượt qua cách giải thích của kinh tế học dựa vào một mô hình chỉ lấy sản xuất làm động lực, nay nó bao hàm cả lĩnh vực của đạo đức, văn hoá và sinh thái học.
Vì vậy, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), trong báo cáo đầu tiên của mình về sự phát triển con người năm 1990, cùng với việc nhấn mạnh sự nghiêm trọng của tình trạng đói nghèo toàn thế giới, đã đề nghị rằng hạnh phúc của con người ủần phải được xem xét như là mục tiêu của sự phát triển. Các chỉ số phát triển khổng chỉ giới hạn ở thu nhập trên đầu người mà còn tính cả đến số liệu về y tế (bao gồm cả tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh), ăn uống và dinh dưỡng, nước uống, giáo dục và môi trường. Sự công bằng và bình đẳng giữa các nhóm xã hội khác nhau và giữa các giới tính, mức độ tham gia dân chủ cũng cần phải tính đến. Khái niệm về sự bền vững bổ sung cho khái niệm phát triển con người, nhấn mạnh vào khả năng tồn tại lâu dài của quá trình phát triển, vào quá trình cải tạo mức sống cho các thế hệ tương lai và vào thể hiện thái độ đối với môi trường tự nhiên mà cả cuộc đời con người phụ thuộc vào đó. Người ta đang phê phán mạnh mẽ xu hướng tăng chi phí quân sự ở các nước phát triển và đang phát triển bởi vì xu hướng này tăng lên, nó sẽ làm giảm các chi phí khác tạo-của cải vật chất cho con người...".
VỀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG	Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam những năm vừa qua - Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam.
Do chú trọng vào phát triển kinh tế, nhất là tăng trưởng GDP, ít chú ý tới hệ thống thiên nhiên, nên hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây nên suy thoái môi trường và làm mất cân đối các hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện... gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Quá trình đô thị hoá tăng lên nhanh chóng kéo theo sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt, không khí và ứ đọng chất thải rắn. Đặc biệt, các khu vực giàu đa dạng sinh học, rừng, môi trường biển và ven biển chưa được chú ý bảo vệ, đang bị khai thác quá mức.
Tuy các hoạt động bảo vệ môi trường đã có những bước tiến bộ đáng kể, nhưng mức độ ô nhiễm, sự suy thoái và suy giảm chất lượng môi trường vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này chứng tỏ năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy làm công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển bền vững.
IV - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Tại sao nói, thông qua các quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân và các quy định về thuế, pháp luật tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước ?
Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm ; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
Theo em, tại sao pháp luật lại quy định ưu đãi miễn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở kinh doanh này ? Các quy định ưu đãi về thuế có mối liên hệ gì với sự tăng trưởng kinh tế đất nước ?
Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh của công dân ?
Tại sao để phát triển bền vững đất nước, cần phải quan tàm xây dựng pháp luật về lĩnh vực văn hoá, xã hội ?
Em có suy nghĩ gì về mối liên hệ giữa pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội với sự phát triển bền vững của đất nước ?
Tại sao pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con ? Quy định này có ý nghĩa gì đối với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước ?
Theo em, việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người có liên quan gì đến hiện tượng thiên nhiên bất thường trong những năm gần đây ở Việt Nam ?
Tại sao để phát triển bền vững đất nước, Nhà nước phải quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ?
Hãy phân tích vai trò của pháp luật đối với việc bảo đảm quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Điều 64 Hiến pháp năm 2013 quy định : "Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân". Em hiểu thế nào về quy định này ?
Điều 10 Luật Xuất bản quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản gồm : ... tuyên truyền phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ; tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước ; kích động bạo lực ; truyền bá tư tưởng phản động, hành vi tội ác,...
Theo em, pháp luật quy định như vậy nhằm mục đích gì ?
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây.
Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là :
Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
Mọi công dân được hoạt động kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
Công dân có thể kinh doanh bất kì ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.
Chỉ được kinh doanh những mặt hàng đăng kí trong giấy phép kinh doanh.
Chọn một câu trả lời đúng trong các câu sau.
Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là :
Từ 18 tuổi đến 27 tuổi.
Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Từ 17 tuổi đến «27 tuổi.
Từ đủ 17 tuổi đến 25 tuổi.
Hãy sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật sau đây theo các lĩnh vực khác nhau.
STT
Lĩnh vực
Tên văn ban
Pháp luật về kinh doanh (1)
Pháp luật về văn hoá (2)
Pháp luật về xã hôi (3) '
1
Hiến pháp
2
Luật Giáo dục
3
Luật Di sản văn hoá
4
Pháp lệnh Dân số
5
Luật Doanh nghiệp
6
Bộ luật Lao động
7
Luật Đầu tư
8
Luật Phòng, chống ma tuý
9
Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm
10
Luật Thuế thu nhập cá nhân