SGK GDCD 12 - Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

  • Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật trang 1
  • Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật trang 2
  • Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật trang 3
  • Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật trang 4
  • Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật trang 5
xã hội lên án. Bài 3
CÔNG DÂN BÌNH ĐANG trước pháp luật
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ qua các thời kì lịch sử khác nhau. Năm 1948, Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, khẳng định : "Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền", ở nước ta, quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ, được ghi nhận trong Hiến pháp và luật.
Học xong bài này, học sinh cần :
— Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.
— Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
— Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
— Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 16 Hiến pháp nãm 2013 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam : "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật".
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa ỉà mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Công dân bình đảng về quyền và nghĩa vụ
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bô': "Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử ; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó".
Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
Công dân bình đẳng vê quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. . Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau :
Một là : Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện, nghĩa vụ của mình. Bất kì công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyện thừa kế... Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ, như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế,... theo quy định của pháp luật.
Hai là : Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
Trong lớp học của em, có bạn được miễn hoặc giảm học phí ; có bạn được lĩnh học bổng, còn các bạn khác thì không ; có bạn được tham dự đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia, giao lưu văn hoá quốc tế, còn các bạn khác thì không được tham dự ; các bạn nam đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ không phải thực hiện nghĩa vụ này...
Theo em, những trường hợp trên đây có mâu thuẫn với quyền bình đẳng không ? Vì sao ?
Từ những ví dụ trên cho thấy, trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
Công dân bình đảng về trách nhiệm pháp lí
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bi xử lí theo quy định của pháp luật.
Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật). Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
Em hãy nêu ví dụ về việc Toà án xét xử một sô' vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước.
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Quyền và nghĩa vụ công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.
Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để sử dụng các quyền của mình.
Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ trong tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo em, điều đó có ảnh hưởng tới nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập không ?
Nhà nước ta không những bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình mà còn xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội.
Để bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, của Nhà nước và xã hội.
- TƯ LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam
"... Xử lí kiên quyết, kịp thời, công khai những người thám nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu, tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng ; những người bao che cho tham nhũng, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ"	Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 129.
 	Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 127.
.
"Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lí, quyền con người"(2>.
Hiến pháp năm 2013
Điều 8
Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân ; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Điêu 15 (trích)
Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Bài đọc thêm
CHỦ TỊCH NƯỚC CŨNG KHÔNG CÓ ĐẶC QUYEN Theo Nguyễn Dung, trong Bác Hồ với chiến sĩ, 1.1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001.
* Đầu năm 1946, cả nước ta tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội — nơi Bác Hồ ra ứng cử, có 118 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã, đã công bô' một bản đề nghị : "Cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà".
Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc hội.
Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình : "Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nôi nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm trọn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới".
* Sau ngày hoà bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư trụ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí- công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại:
— Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình.
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí ? Cho ví dụ.
Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí ?
Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây.
Công dân bình đẳng vê' trách nhiệm pháp lí là :
Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Nguyễn Văn N, 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma tuý. Không có tiền để hút, N đã nảy ý định đi cướp xe máy. N tìm được người quen là Trần Văn A, ì7 tuổi, bỏ học lang thang ở bến xe để cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên đã thuê người chở xe ôm, đến chỗ vắng chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%).
Căn cứ vào hành vi phạm tội của N và A là phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích nặng cho nạn nhân, Toà đã xử Nguyễn Văn N tù chung thân, Trần Văn A bị phạt tù 17 năm. Gia đình N cho rằng Toà án xử như vậy là thiếu công bằng vì N và A cùng độ tuổi, cùng nhau thực hiện vụ cướp của giết người. Vậy theo em, thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai ? Vì sao ?