SGK GDCD 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 1
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 2
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 3
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 4
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 5
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 6
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 7
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 8
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 9
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 10
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 11
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 12
  • Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội trang 13
Bài 4
I
QUYÊN BÌNH ĐANG của công dân
trong MỘT SÔ LĨNH vực CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được khẳng định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà : "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện : chính trị, kinh tế, văn hoá" và được tiếp tục ghi nhận ở các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 2013.
Học xong bài này, học sinh cần :
- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
— Nêu được trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
— Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.
— Có ý thức thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực và đấu tranh, phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong phạm vi bài này chúng ta đề cập cụ thể tới quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh.
Bình đảng trong hôn nhân và gia đình
Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
Hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, hoà thuận và thực hiện chức năng sinh con, nuôi dạy con, tổ chức đời sống vật chất và tinh thần của gia đình.
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở 'nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình bao gồm : bình đẳng giữa vợ và chồng ; bình đẳng giữa cha mẹ và con ; bình đẳng giữa ông bà và cháu ; bình đẳng giữa anh, chị, em.
* Bình đẳng giữa vợ và chồng
Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định "vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình". Điều này được thể hiện trong quan hệ nhân thân và trong quan hệ tài sản.
Trong quan hệ nhân thân : Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú ; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau ; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau ; giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp ; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
Tình trạng bạo lực trong gia đình mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em là vấn đề đang được quan tâm ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo em, đây có phải là biểu hiện của bất bình đẳng không ? Vì sao ?
Trong quan hệ tài sản : Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Những tài sản chung của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng. Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch dân sự khác liện quan đến tài sản chung, có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thoả thuận giữa vợ và chồng.
Người chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không thể quyết định được việc lớn, nên khi bán xe ô tô (tài sản chung của vợ và chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của gia đình) đã không bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối, không đổng ý bán. Theo em, người vợ có quyền đó không ? Vì sao ?
Ngoài ra, pháp luật còn thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng và có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình (đó là tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân).
Pháp luật nước ta quy định quyền bình đẳng trong hôn nhân tạo cơ sở để vợ, chồng củng cố tình yêu, đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình ; thể hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta vừa phát huy truyền thống của dân tộc về tình nghĩa vợ chồng, vừa khắc phục được tư tưởng phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ.
Bình đẳng giữa cha mẹ và con
Cha mẹ (kể cả bố dượng, mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con : cùng nhau thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con ; tôn trọng ý kiến của con ; chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con (kể cả con nuôi) ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên ; không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trong thực tế, em đã nghe kể hoặc thấy trường hợp nào cha mẹ ngược đãi hoặc xúi giục, ép buộc, con làm việc trái đạo đức, trái pháp luật chưa ? Nếu rơi vào hoàn cảnh đó, theo em phải làm gì ?
Con trai, con gái được chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Con không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
Bình đẳng giữa ông bà và cháu
Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu. Đó là mối quan hệ hai chiều : ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu ; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.
Bình đẳng giữa anh, chị, em
Quyền bình đẳng này được thực hiện trên cơ sở mọi người đều có quyền và nghĩa vụ với nhau với tư cách là các thành viên trong gia đình.
Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Tóm lại, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện ở việc đối xử công bằng, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau. Pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định, các thành viên cùng sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của mình. Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
ở nước ta, quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.
Vậy, Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng cách nào ?
Một là, Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình ; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động nhân dân xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp ; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ.
Hai là, Nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, với các hình thức và mức độ khác nhau.
Bình đẳng trong lao động
Thế nào là bình đẳng trong lao động
Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, được thể hiện trong các quy định của pháp luật về lao động. Pháp luật nước ta thừa nhận sự bình đẳng của công dân trong lao động.
Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm ; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao dộng ; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động
Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động bao gồm : Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động ; Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động ; Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
Hiện nay, một sô' doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ vào làm việc, vì vậy, cơ hội tìm việc làm của lao động nữ khó khăn hơn lao động nam. Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng trên ?
Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền, làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào và ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm nhằm mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình, mang lại lợi ích cho xã hội.
Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là, mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.
Người lao động nếu đủ tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động, đều có quyền tìm việc làm cho mình. Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước. Những ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao không bị coi là bất bình đẳng trong sử dụng lao động.
Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc : tự do, tự nguyện, bình đẳng ; không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể ; giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Sau khi kí kết hợp đồng lao động, quyền lao động của công dân trở thành quyền thực tế và mỗi bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định, các bên đều phải có trách nhiệm thực hiện tốt quyền’và nghĩa vụ của mình.
Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động, đó là : bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm ; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng ; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện lặm việc khác.
Tuy nhiên, lao động nữ" được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ trong lao động để có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động. Vì thế, pháp luật có quy định cụ thể đối với lao động nữ : Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản ; Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động), đồng thời không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dán trong lao động
Để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động, Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật về lao động, trong đó có các quy định về :
— Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp để mọi người lao động đều có cơ hội có việc làm hoặc tự tạo việc làm.
— Khuyến khích việc quản lí lao động theo nguyên tắc dân chủ, công bằng trong doanh nghiệp ; có chính sách, chủ trương để người lao động được mua cổ phần, góp vốn vào phát triển doanh nghiệp.
— Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
— Có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
— Ban hành các quy định để bảo đảm cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lao động : có quy định ưu đãi, xét giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; mở nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ;...
Bình đẳng trong kinh doanh
Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Để thúc đẩy kinh doanh phát triển, cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở của pháp luật.
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
Nói đến bình đẳng trong kinh doanh là nói đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật về kinh doanh. Đó là quyền bình đẳng của công dân trên nguyên tắc "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" ; là quyền bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Nhà nước ta thừa nhận doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế có vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh không ?
Nội dung quyền bình đẳng trong kỉnh doanh
Quyền bình đẳng trong kinh doanh được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước, bao gồm những nội dung sau đây :
Thứ nhất, mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, tức là lựa chọn loại hình doanh nghiệp tuỳ theo sở thích và khả năng của mình. Mọi công dân, không phân biệt, nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ti cổ phần, công ti trách nhiệm hữu hạn,...
Thứ hai, mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế nước ta.
Thứ tư, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh ; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng ; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Thứ năm, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh, như kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí ; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước ; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao động ; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử ; v.v...
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh
Nền kinh tế thị trường ở nước ta đặt ra yêu cầu về quyền kinh doanh tự do, bình đẳng, được Nhà nước bảo đảm trong thực tế. Cụ thể là :
— Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta.
— Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Những quy định này được cụ thể hoá trong Luật Doanh nghiệp.
— Nhà nước khẳng định bậo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp để các doanh nghiệp được yên tâm sản xuất, kinh doanh.
— Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản, xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
Chính sách bình đẳng giới ở nước ta quy định "ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ”, theo em có mâu thuẫn với quy .định nam, nữ bình đẳng trong kinh doanh hay không ? Vì sao ?
III - TƯ LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam
"... Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi và khuyên khích người lao động tự tìm việc làm, nâng cao trình độ, đào tạo lại, học nghề mới"	Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 100-101.
.
"Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn ; có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lí ở các cấp, các ngành..."	Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 126.
.
Văn kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam
"... Bảo đảm cho mọi công dân quyền tự do đầu tư, kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mà pháp luật không cấm, quyền bất khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội và các nguồn lực phát triển, trong cung cấp và tiếp nhận thông tin. Việc hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao là một nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước và toàn xã hội" Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 230.
.
Hiến pháp năm 2013
Điều 51 (trích)
"... Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật...”.
Điều 36
Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn. Hôn nhân theố nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Bộ luật Lao động năm 2012
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động (trích)
1. Người lao động có các quyền sau đây :
Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử ;
Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ (trích)
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (trích)
Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
Điều 5. Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp (trích)
1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này ; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
Luật Bình đẳng giới năm 2006
Điều 7. Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới (trích)
1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình ; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
Thông tin
* ở Việt Nam, tỉ lệ phụ nữ là đại biểu Quốc hội từ khoá IX đến khoá XI đã tăng thêm 8,7%, nâng tỉ lệ phụ nữ tham gia chính quyền lên 27,3% — tỉ lệ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tỉ lệ phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân 3 cấp : xã (phường), huyện (quận) và tỉnh (thành phố) đều tăng. Tỉ lệ biết chữ và theo học các cấp học dưới đại học của nam và nữ không có sự chênh lệch lớn. Có tới 37% cán bộ nữ trong tổng số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó giáo sư, phó giáo sư chiếm 6,7%, số nữ tiến sĩ chiếm 19,9% Thông tin phụ nữ, 8-3-2007, tr. 30.
.
* Cơ hội thị trường quốc tế sẽ ngày càng mở rộng cho các doanh nghiệp cùng với tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tỉễn những năm đổi mới đã chứng minh rõ điều này. Trong giai đoạn từ năm 1996 — 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức trung bình 17,5%/nãm, giá trị xuất khẩu đã tăng gấp gần 4,5 lần, từ 7,2 tỉ USD (năm 1996) lên 32,2 tỉ USD (nãm 2005), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền thương mại phát triển ở mức trung bình trên thế giới. Và, kể từ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kì có hiệu lực (tháng 12 nãm 2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kì đã tăng hơn 6 lần, từ 1,053 tỉ USD năm 2001, lên 6,5 tỉ USD năm 2005.
... Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tiến trình hội nhập, sự bảo hộ của Nhà nước đối với doanh nghiệp sẽ phải giảm dần theo các cam kết quốc tế, làm gia tăng mạnh mẽ áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, đây là một thách thức rất lớn, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp tự vươn lên khẳng định mình. Bởi vì việc giảm bớt sự bảo hộ của Nhà nước sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đổi mới quản lí, công nghệ, cải tiến sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh mới có thể tồn tại trên thị trường Tác động của quá trình toàn cầu hoá kinh tế đối với nền kinh tê' và các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, sô' 19 (10-2006), tr. 24.
.
IV - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa vợ và chồng ? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ?
Theo em, việc pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không ?
Quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay có gì khác so với các gia đình truyền thống trước đây ?
Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động ? Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động ?
Việc Nhà nước quy định không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con có trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động không ? Vì sao ?
Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh và xã hội ?
Hãy kể về tấm gương những doanh nhân thành đạt mà em biết và nhận xét về quyền bình đẳng nam, nữ trong kinh doanh ở nước ta hiện nay.
Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây.
Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là :
Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình.
Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
Chỉ người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.
Chỉ người vợ mới có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái.
g) Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là :
Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích chung của gia đình, dòng họ, trên nói dưới phải nghe.
Vai trò của người chồng, người cha, người con trai trưởng trong gia đình được đề cao, quyết định toàn bộ công việc trong gia đình.
Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.
Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.
Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện :
Mọi công dân không phân biệt giới tính, độ tuổi đều được Nhà nước bố trí việc làm.
Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
Chỉ bố trí lao động nam làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.
Lao động nữ được hưởng chê' độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
Có người hiểu bình đẳng trong kinh doanh là : Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. Hiểu như vậy có đúng không ? Vì sao ?
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu em có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân thì em có quyền thực hiện ý định đó không ? Vì sao ?