SGK GDCD 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

  • Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân trang 1
  • Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân trang 2
  • Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân trang 3
  • Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân trang 4
  • Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân trang 5
  • Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân trang 6
  • Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân trang 7
  • Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân trang 8
  • Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân trang 9
  • Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân trang 10
Bài 8
PHÁP LUẬT VỚI Sự PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
- MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Trong chiến lược phát triển kinh tế — xã hội nước ta, Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm chuẩn bị một thế hệ công dân có trí tuệ và tài năng, tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để đi vào thời đại khoa học — công nghệ, thông tin — điện tử, hội nhập và toàn cầu hoá.
Học xong bài này, học sinh cần :
— Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
— Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
— Biết thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.
— Có ý chí vươn lên, sáng tạo trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích cho đất nước trong thời đại mới.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Chăm lo cho con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện chính là chăm lo, quan tâm đến quyền cơ bản của công dân được học tập, sáng tạo và phát triển để trở thành những chủ nhân tương lai trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân ứ) Quyền học tập của công dân
Trong thư Bác Hổ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có đoạn viết : "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".
Em hiểu thế nào về đoạn thư này của Bác Hồ ?
Học tập là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi con người, mỗi gia đình và đối với toàn xã hội. Ngày nay, hơn bao giờ hết, học tập càng có ý nghĩa lớn lao khi thế giới đã và đang đổi thay nhanh 'chóng. Có học tập thì chúng ta mới mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức, mới có tri thức để làm chủ cuộc đời mình và là công dân có ích của đất nước đang đi vào kỉ nguyên văn minh, công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Học tập là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, theo đó, mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghê nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Quyền học tập của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật Giáo dục và trong các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước.
Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học. Việc công dân vào học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học hay các cơ sở đào tạo sau đại học được tiến hành theo quy định của pháp luật về giáo dục, thông qua các kì thi tuyển sinh hoặc xét tuyển.
Em dự định sẽ tiếp tục thực hiện quyền học tập của mình như thế nào sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông ?
Lớp học vi tính ở Trường Trung học phổ thông Hoàng Diệu, tỉnh Sóc Trăng.
(Ảnh : Trần Tống - TTXVN)
Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình. Có người theo học ngành kĩ thuật để trở thành kĩ sư, học ngành y để trở thành bác sĩ, học ngành luật để trở thành cán bộ các cơ quan pháp luật ; có người theo học trong các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc dạy nghề để trở thành kĩ thuật viên, công nhân kĩ thuật hoặc nhân viên nghiệp vụ...
Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. Quyền học tập này của công dân có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối, tuỳ thuộc vào điều kiện công việc của mỗi người ; có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau : trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục.
Quyền học tập của công dân còn có nghĩa là mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Quyền này của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tồn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoặc hoàn cảnh kinh tế. Đây chính là quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
b) Quyền sáng tạo của công dân
Cũng như ở đa số các nước trên thế giới, ở Việt Nam, hoạt động sáng tạo trí tuệ của con người được pháp luật thừa nhận, mọi công dân đều có quyền sáng tạo. Đó là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất ; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quyền sáng tạo của công dân được quy định trong pháp luật, bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ. Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học ; các tác phẩm báo chí ; các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo trong hoạt động khoa học, công nghệ.
Theo em, học sinh trung học phổ thông có được hưởng quyền sáng tạo không ? Vì sao ?
Sinh viên được nhận giải thưởng Loa Thành về thành tích sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
(Ảnh : Đình Trân - TTXVN)
Trên cơ sở quyền sáng tạo, công dân tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong cậc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kĩ thuật. Những tác phẩm và công trình này là kết quả hoạt động sáng tạo của trí tuệ con người, được sử dụng rộng rãi, có giá trị và rất cần thiết đối với con người và xã hội.
Em hãy kể một vài tấm gương thể hiện được sự phát huy quyền sáng tạo của công dân.
Pháp luật nước ta, một mặt, khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ, phổ biến các tác phẩm và công trình khoa học, văn học, nghệ thuật có lợi cho đất nước ; mặt khác, luôn bảo vệ quyền sáng tạo của công dân, thông qua các quy định trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền của công dân trong hoạt động sáng tạo.
Quyền được phát triển của công dân
Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức ; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá ; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khoẻ; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở hai nội dung :
Một là, quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
Đời sống vật chất được thể hiện ở mức sống đầy đủ, điều kiện nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí để phát triển về thể chất, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Để phát triển về thể chất, công dân còn có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế, đặc biệt là trẻ em phải được hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng bệnh.
Đời sống tinh thần của công dân được thể hiện ở quyền được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng (vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo chí...) phong phú và hấp dẫn ; được vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hoá công cộng không chỉ có ở các thành phố, thị xã, mà còn ở mọi vùng, miền trong cả nước.
Hai là, công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Pháp luật nước ta quy định, trong những trường hợp đặc biệt, những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Những người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học (ví dụ : những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế). Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc.
Có người cho rằng, ở nước ta, trong xã hội phong kiến trước đây cũng như trong xã hội xã hội chủ nghĩa hiện nay, mọi công dân đều có quyền được phát triển. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, tạo ra một xã hội học tập trên đất nước ta.
Trên cơ sở quyền học tập, sáng tạo và phát triển, những người học giỏi, tài năng có thể phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành những nhân tài cho quê hương, đất nước.
Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
Trách nhiệm của Nhà nước
Chăm lo, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện là mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế — xã hội ở nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới chiến lược phát triển con người, coi con người là động lực của quá trình phát triển kinh tế — xã hội.
Nhà nước bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân bằng cách :
— Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Các quyền này của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện của Nhà nước được quy định trong Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước.
— Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyên khích người học ; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Những chính sách ưu đãi này của Nhà nước trên thực tế đã giảm bớt khó khăn cho nhiều gia đình và học sinh, tạo điều kiện để các em được hưởng bình đẳng về cơ hội học tập và cũng chính là được thực hiện quyền học tập của mình.
Em hãy cho biết, những học sinh thuộc các đối tượng chính sách được hưởng chế độ, chính sách ưu tiên cụ thể nào của Nhà nước.
— Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến’ cải tiến kĩ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học.
— Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển, như mở trường chuyên ở cấp Trung học phổ thòng dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học, cấp học bổng cho sinh viên học giỏi trong các trường đại học và cao đẳng.
Em hãy kể những Ưu đãi mà Nhà nước đã dành cho những học sinh, sinh viên giỏi.
Kế thừa quan điểm về trọng dụng nhân tài được thể hiện xuyên suốt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, coi "hiền tài là nguyên khí của quốc gia", Nhà nước ta luôn chú ý bồi dưỡng, trân trọng, tôn vinh, sử dụng và đãi ngộ xứng đáng các nhân tài có cống hiến quan trọng cho đất nước.
Trách nhiệm của công dân
Nếu Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho công dân quyền học tập, sáng tạo và phát triển thì công dân cũng cần có trách nhiệm thực hiện tốt các quyền này của mình trong thực tế.
Công dân cần có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập là học cho mình, cho gia đình và cho đất nước để trở thành người có ích trong cuộc sống.
Công dân cần có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho xã hội.
Mỗi công dân cần có ý thức góp phần vào việc nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.
III - TỪ LIỆU THAM KHẢO
Giải thích từ ngữ
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ .dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau.
Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm tòi các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy ; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
Hiến pháp năm 2013
Điều 40
Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế — xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, người khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Bài đọc thêm
TUYÊN DUƠNG "57 SINH VIÊN BA TốT" Theo Báo Tuổi trẻ, số 5/2008 (5328), ngày 5-1-2008.
Tối 04 — 01 — 2008, tại Hội trường Thành phố Hồ Chí Minh, đêm hội "Tiếp bước truyền thống Thành phố anh hùng" và Lễ tuyên dương "Sinh viên ba tốt" cấp thành phố năm 2008 đã diễn ra trong không khí tưng bừng kỉ niệm 58 năm ngày truyền thống học sinh — sinh viên (09/01/1950 - 09/01/2008), 40 năm đêm hội Quang Trung và Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân (1968 — 2008), với sự tham gia của hơn 1.000 sinh viên Thành phố.
Đêm hội đã tái hiện khí thế đấu tranh bất khuất, ôn lại truyền thống và chặng đường lịch sử hào hùng của phong trào học sinh — sinh viên Sài Gòn - Gia Định. 57 gương mặt được tuyên dương lần này là những sinh viên đến từ các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh có thành tích xuất sắc toàn diện trên ba lĩnh vực : học tập tốt, rèn luyện tốt, thể lực tốt. Nhiều sinh viên có các chương trình nghiên cứu khoa học đoạt giải thưởng và có khả năng ứng dụng, như : sinh viên Lưu Triều Khoát (Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh) với đề tài "Thiết kế chê' tạo máy cắt đầu, đuôi, vây cá ba sa", đoạt giải ba môn Chi tiết máy trong kì thi Olimpíc Cơ học sinh viên toàn quốc năm 2006 ; sinh viên Nguyễn Chí Thiện (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên — Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đoạt giải thưởng Công nghệ thông tin thanh niên "Quả cầu vàng" năm 2007 của Trung ương Đoàn ; Bùi Thị Minh Châu (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đạt danh hiệu "Sinh viên giỏi toàn diện".
Sáu năm qua, đã có hơn 300 sinh viên trở thành "Sinh viên ba tốt" và phong trào thật sự lan rộng trong toàn thể sinh viên, được xem là giải thưởng uy tín nhất của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh.
IV - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bằng ví dụ minh hoạ, hãy chứng minh rằng quyền học tập của công dân Việt Nam hiện nay đang được thực hiện tốt.
Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta ?
Theo em, tại sao Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ta quy định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau ?
Em hãy nêu ví dụ chứng minh rằng công dân có quyền sáng tạo và phát triển.
•	5. Bằng kiến thức đã học và qua những hiểu biết của mình từ thực tiễn, hãy
chứng minh rằng Nhà nước ta luôn quan tâm đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Linh 'và Lan là học sinh lóp 12 Trường Trung học phổ thông X.M. Trong cuộc sống hằng ngày, hai bạn thường hay tâm sự với nhau, thường kể cho nhau nghe về những suy nghĩ và tình cảm của mình. Điều làm Linh băn khoăn mãi là liệu học sinh Trung học phổ thông có quyền viết bài để đăng báo hay không ?
Em hãy giúp Linh giải quyết nỗi băn khoăn này và cho biết đây là quyền gì của công dân.
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây.
Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là :
Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.
Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.
Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.
Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.
Hãy kể về những tấm gương thực hiện tốt quyền học tập của công dân.