SGK Tin Học 12 - Bài đọc thêm 1. Sơ lược lịch sử cơ sở dữ liệu

  • Bài đọc thêm 1. Sơ lược lịch sử cơ sở dữ liệu trang 1
  • Bài đọc thêm 1. Sơ lược lịch sử cơ sở dữ liệu trang 2
  • Bài đọc thêm 1. Sơ lược lịch sử cơ sở dữ liệu trang 3
Bài đọc thêm 1
Sơ LƯỢC LỊCH SỬ Cơ sở DỮ LIỆU
Trong hơn 50 năm, cơ sở dữ liệu đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển.
Giai đoạn trước những năm 1960 là thời kì tiền phát triển. Dữ liệu không được lưu trữ trên đĩa; người lập trình phải xác định cả cấu trúc lôgic lẫn cấu trúc vật lí của dữ liệu. Mỗi chương trình có một bộ dữ liệu riêng trong RAM vừa tốn kém vừa hạn chế mà hiệu quả lập trình không cao.
Charles w. Bachman (1924) Giải thưởng Turing năm 1973
Edgar F. Codd (1923-2003) Giải thưởng Turing năm 1981
Giai đoạn đầu những năm 1960 là giai đoạn tiền cơ sở dữ liệu (hệ thống quản lí tệp): Dữ liệu được tổ chức lưu trữ và xử lí bởi các tệp ghi trên các băng từ. Các ngôn ngữ lập trình như COBOL, BASIC được sử dụng để lập trình xử lí dữ liệu. Mỗi chương trình làm việc với tập dữ liệu của riêng mình. Sự trùng lặp dữ liệu và tính bảo mật không cao là những hạn chế nổi bật của cơ sở dữ liệu thời kì này.
1968-1980: G/'a/' đoạn của cơ sỏ dữ liệu không quan hệ (non-relational database)
Hai tnô hình cơ sở dữ .iệu được phát triển trong thời kì này là mô hình cơ sở dữ liệu
phân cấp (trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu đầu tiên của IBM có tên là.IMS) và mô hình cơ sở dữ liệu mạng - mô hình CODASYL với IDMS là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạng được sử dụng phổ biến thời đó. Một hạn chế nổi bật của việc xử lí là người dùng cần biết cấu trúc vật lí của cơ sở dữ liệu mới có thể truy xuất được thông tin. Người đi tiên phong trong giai đoạn này là Charles w. Bachman.
Từ 1970 đến nay: Giai đoạn của cơ sỏ dữ liệu quan hệ
Vào những năm 1970-1972, E. F. Codd đề xuất mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. Ông đưa ra một cách nhìn nhận mới về cơ sỏ dữ liệu: Tách sơ đồ (tổ chức lôgic) của cơ sở dữ liệu khỏi các phương pháp lưu trữ vật lí. Cho đến nay cách nhìn nhận hệ thống này vẫn được coi là chuẩn mực.
Vào những năm 1970 hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ được đặc biệt quan tâm phát triển.
Năm 1976, p. Chen đề xuất mô hình thực thể-liên kết (Entity-Relationship) để thiết kế cơ sở dữ liệu cho một cách nhìn hệ thống về mô hình dữ liệu. Việc tiến hành mô hình hoá ở mức cao cho phép người thiết kế tập trung vào việc sử dụng dữ liệu.
Những năm đầu thập niên 1980 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường cơ sở dữ liệu quan hệ cho các công việc kinh doanh.
Những năm giữa thập niên 1980, SQL (Structured Query Language) trỏ thành một chuẩn mới. DB2 là một sản phẩm phần mềm sáng giá của IBM. Mô hình mạng và mô hình phân cấp hầu như không còn được phát triển, mặc dù một số hệ thống cũ vẫn còn được sử dụng. Việc phát triển của máy tính PC đã là động lực thúc đẩy sự phát triển của hàng loạt hãng sản xuất phần mềm cơ sở dữ liệu như RIM, RBASE 5000, PARADOX, OS/2 Database Manager, Dbase III, IV, Foxbase, Foxpro (sau này trở thành Visual FoxPro), Watcom SQL.
Những năm đầu thập niên 1990, mô hình khách-chủ (client-server) trong tính toán trở thành chuẩn mực cho những quyết định kinh doanh. Xuất hiện các sản phẩm phần mềm hỗ trợ cho cá nhân như Excel/Access của Microsoft. Đánh dấu sự bắt đầu của dòng hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (Object Database Management Systems - ODBMS).
Những năm giữa thập niên 1990, sự xuất hiện của Internet đã tạo khả năng truy cập từ xa đến các hệ thống máy tính cùng dữ liệu trên chúng. Web trên CSDL tăng một cách đột biến.	,
Những năm cuối thập niên 1990, sự phát triển Internet đã thúc đẩy thị trường phần mềm kết nối web/lnternet/CSDL tăng trưởng mạnh mẽ. Các phần mềm thương mại như Frontpage, Java Servlets, JDBC, Enterprise Java Beans, ColdFusion, DreamWeaver, Oracle Developer 2000 được đổng loạt tung rá thị trường. Bên cạrih đó cũng phải kể đến sự phát triển của phần mềm mã nguồn mở: Các phần mềm như Apache, MySQL,... cũng được đưa trực tuyến lên mạng.
Những năm đầu thế kỉ XXI: Cùng với sự phát triển Internet, cơ sở dữ liệu tiếp tục lớn mạnh và ứng dụng sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Xuất hiện nhiều ứng dụng đi vào sinh hoạt đời thường như sử dụng các dịch vụ di động.
Các hãng sản xuất phần mềm cơ sở dữ liệu chiếm thị phần lớn hiện nay là: IBM, Microsoft và Oracle.	.	.	.
Về tương lai của cơ sở dữ liệu: Hệ thống dữ liệu khổng lổ đã xuất hiện, chẳng hạn các kho dữ liệu khoa học lớn như dữ liệu về gen, về địa lí, về khảo sát vũ trụ,... đòi hỏi những cách tiếp cận mới để lưu trữ và phân tích dữ liệu. Khai phá dữ liệu (data mining), kho dữ liệu (data warehousing) là các kĩ thuật đang được phát triển mạnh mẽ để đâp ứng yêu cầu này. XML cùng với Java đối với cơ sở dữ liệu đang là những thông điệp mới cho những thế hệ tiếp theo của cơ sỏ dữ liệu.
Một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến
dBase là một trong những hệ QTCSDL đầu tiên được sử dụng rộng rãi cho các máy tính cá nhân, xuất hiện vào đầu những năm 1980.
FoxBASE song hành với dBASE trong thời gian nói trên và là sản phẩm được người dùng ưa chuông, bởi cái gì dBASE làm được thì FoxBASE cũng làm được và làm tốt hơn, nhanh hơn và nó hoàn toàn tương thích với dBASE III. FoxPro 1.0 là bước ngoặt chia tay với dBASE. FoxPro còn tiếp tục được phát triển đến FoxPro 2.6 là phiên bản cuối cùng. Năm. 1992 hãng Fox Technologies - là nhà sản xuất FoxPro - gia nhập tập đoàn Microsoft và FoxPro tiếp tục được phát triển với tên gọi mới Visual FoxPro. Thông tin chi tiết về sản phẩm có thể xem trong trang web
Oracle là sản phẩm của hãng Oracle thuộc dòng hệ QTCSDL quan hệ. Thông tin chi tiết có thể xem trên website 
DB2 là sản phẩm của IBM thuộc dòng hệ QTCSDL quan hệ. DB2 có lịch sử phát triển lâu đời. Phiên bản đầu tiên xuất hiện từ năm 1982. Đây là hệ QTCSDL được dùng cho tất cả các máy tính, từ máy cá nhân đến những dòng máy lớn. Bên cạnh DB2 cần kể đến Informix được IBM đưa ra thị trường năm 2001.
Microsoft Access thuộc dòng hệ QTCSDL quan hệ, là sản phẩm của Microsoft. Từ năm 2007 nó là bộ phận của bộ phần mềm Microsoft Office. Không thể không nhắc tới Visual Basic (cũng của Microsoft) là ngôn ngữ hỗ trợ triển khai các ứng dụng khai thác cơ sở dữ liệu trên Access.
Microsoft SQL Server thuộc dòng hệ QTCSDL quan hệ. Phiên bản gần đây là SQL Server 2005.
MySQL là hệ QTCSDL đa luồng (multi-threaded), đa người dùng (multi-user). Theo thông tin của MySQL AB, nhà sản xuất của MySQL, đã có hơn 10 triệu bản được cài đặt. MySQL rất phổ biến với những ứng dụng web và có thể làm việc với các CSDL trên nền Linux/Mac/Windows. Nhà sản xuất giữ bản quyền đối với hầu hết các mã lệnh. Tuy nhiên, người dùng lại có thể sử dụng rất nhiều môđun của MySQL như phần mềm mã nguồn mở. Thông tin chi tiết về sử dụng MySQL, cũng như các phần mềm tải được miễn phí có thể xem trên trang web của hãng: