SGK Lịch Sử và Địa Lí 5 - Bài 12. Vượt qua tình thế hiểm nghèo

  • Bài 12. Vượt qua tình thế hiểm nghèo trang 1
  • Bài 12. Vượt qua tình thế hiểm nghèo trang 2
  • Bài 12. Vượt qua tình thế hiểm nghèo trang 3
  • Bài 12. Vượt qua tình thế hiểm nghèo trang 4
BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NON TRẺ,
TRƯỜNG KÌ KHÁNG CHIÊN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước ta trở thành một nước độc lập, song thực dân Pháp âm mưu xâm lược đất nước ta một lần nữa. Dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, quyết tâm đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước.
ŨBMD 12
VƯỢT QUA TÌNH THÊ' HIỂM nghèo
Từ cuối năm 1945 đến năm 1946, nhân dân ta đã đấu tranh để bảo vệ và xây dựng chế độ mới trong tình thế vô cùng hiểm nghèo. Chính quyền non trẻ vừa phải khắc phục hậu quả của chế độ cũ, bước đầu xây dựng đất nước, vừa tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Hình 1. Nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu
kháng chiến chống thực dân Pháp (9 - 1945)
Cách mạng thành công nhưng nước ta đứng trước những khó khăn tưởng như không vượt qua nổi.
Các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết với nhau bao vây và chống phá cách mạng. Lũ lụt và hạn hán làm cho nồng nghiệp đình đốn, một nửa số ruộng không thể cày cấy được. Nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người. Hơn 90% đồng bào ta không biết chữ. Nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
Vì sao nói : Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc ” ?
Để cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”,... dành gạo cho dân nghèo.
Bác Hoàng Văn Tí, người giúp việc Bác Hồ trong thời gian này kể lại : Hưởng ứng việc lập “hũ gạo cứu đói”, Bác Hồ gương mẫu thực hiện 10 ngày nhịn ăn một bữa, dành gạo giúp người nghèo. Nhìn Bác gầy rộc, ăn uống không đều đặn, các đồng chí giúp việc rất lo cho sức khoẻ của Bác nên đề nghị Bác không nên nhịn ăn. Bác bảo : “Bác kêu gọi đồng bào 10 ngày nhịn ăn một bữa thì Bác cũng phải gương mẫu chứ, các chú nói Bác cứ ăn thì làm gương cho ai được”.
Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên ?
Hình 2. Nhân dân góp gạo chống “giặc đói” (10 - 1945)
Khẩu hiệu “Không một tấc đất bỏ hoang !”, “Tấc đất, tấc vàng !.” được treo ở khắp nơi. Nhũng đoạn đê bị vỡ được đắp lại. Dân nghèo được chia ruộng,
phấn khởi, hăng hái tham gia sản xuất. Nạn đói từng bước được đẩy lùi. Đồng bào cả nước đã góp được 60 triệu đồng cho “Quỹ độc lập” và “Quỹ
đảm phụ quốc phòng” ; “Tuần lễ vàng” đã thu được gần 4 tạ vàng.
- Theo em, những sự việc trên nói lên truyền thống gì của nhân dân ta ? Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động khắp nơi. Trường học được
mở thêm, trẻ em nghèo được cắp sách tới lớp.
Hình 3. Lớp Bình dân học vụ
Bằng các biện pháp ngoại giao khôn khéo, ta đã đẩy được quân Tưởng về nước, nhân nhượng với quân Pháp, tranh thủ thời gian hoà hoãn, tăng cường lực lượng chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Trong tình thê “nghìn cân treo sợi tóc”, chính quyền cách mạng non trẻ đã vượt qua hiểm nghèo, từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
Chú thích
Quỹ độc lập : quỹ tiếp nhận sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng nền độc lập vừa mới giành được.
Quỹ đảm phụ quốc phòng : quỹ đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ đất nước.
Tuần lễ vàng : tuần lễ được tổ chức để nhân dân tự nguyện đóng góp vàng, bạc xây dựng đất nước.
Lớp Bình dân học vụ : lớp học dành cho những người lớn tuổi ngoài giờ lao động.
Quân Tưởng : quân của Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc).-Sau Cách mạng tháng Tám, theo quy định quốc tế, khoảng 20 vạn quân Tưởng tiến vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc để tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật.
CÂU HỎI
Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt” ?