SGK Lịch Sử và Địa Lí 5 - Bài 22. Đường Trường Sơn

  • Bài 22. Đường Trường Sơn trang 1
  • Bài 22. Đường Trường Sơn trang 2
  • Bài 22. Đường Trường Sơn trang 3
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
Trong kháng chiến chống Pháp, trên dãy núi Trường Sơn đã hình thành một đường dây giao liên Bắc - Nam. Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19 - 5 - 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Đường Trường Sơn còn được gọi là đường Hồ Chí Minh.
Tính đến ngày đất nước thống nhất (30 - 4 - 1975), đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm. Trong thời gian ấy, trên đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.
Anh Nguyễn Viết Sinh - một trong những anh hùng Trường Sơn năm xưa, người đã sáu năm gùi hàng trên chặng đường dài gần bằng một vòng Trái Đất - kể lại: “Cùng với đoàn xe ngày đêm nối đuôi nhau chở hàng hướng về phía nam là đoàn người gùi gạo và xăng trên lưng luồn lách qua rừng núi, dùng bè mảng vượt qua sông sâu. Có những dốc cao leo đến tức ngực. Nếu đi không khéo, chân người trước giẫm lên tóc người sau. Vậy mà người nào cũng gùi 40 - 50 kg. Để tránh sự rình rập và kiểm soát của địch, có những lúc vượt qua đường cái, đoàn người phải chui qua cống, hoặc trải ni lông trên mặt đường rồi vượt qua, không để lại dấu vết gì. Muốn trao đổi với nhau, mọi người phải nói thì thầm”.
Hình 1. Đường Trường Sơn
trong kháng chiến chống Mĩ
Ròng rã 16 nãm, địch đã trút xuống đường Trường Sơn hơn 3 triệu tấn bom đạn và chất độc hoá học. Nhưng dưới mưa bom, bão đạn của quân thù, bất chấp những khó khăn,
gian khổ ngoài sức chịu đựng của con người, đường Trường Sơn ngày càng được mở thêm và vươn dài về phía nam Tổ quốc. Trên các ngả đường Trường Sơn, miền Bắc chi viện cho miền Nam sức người, lương thực, vũ khí,... Cùng với cả nước, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã không quản gian lao, hết lòng tiếp tế và vận chuyển hàng cho bộ đội.
- Hình 2 gợi cho em suy nghĩ gì ?
Hình 2. Đổng bào Tây Nguyên vận chuyển hàng tiếp tế cho quân giải phóng (xuân 1975)
Hình 3. Một đoạn đường Trường Sơn được thông xe ngày 2 - 9 - 2003
Ngày nay, đường Trường Sơn đã được mở rộng, nối liền đất nước. Ai đã đến đây đều nhớ tới con đường nổi tiếng và những người đã quên mình vì con đường thống nhất đất nước.
Ngày 19 - 5 - 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,... cho chiến trường, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Chú thích
Đường giao liên : đường giao thông liên lạc trong kháng chiến.
Gùi': đồ đan bằng mây tre mà đồng bào miền núi dùng mang đồ trên lưng để đi bộ cho thuận tiện hơn.
CÂU HỎI
Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì ?
Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cửu nước của-dân tộc ta ?