SGK Lịch Sử và Địa Lí 5 - Bài 4. Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX

  • Bài 4. Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX trang 1
  • Bài 4. Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX trang 2
  • Bài 4. Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX trang 3
4
XÃ HỘI VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
Vào những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên đất nước ta.
Chúng đẩy mạnh khai thác khoáng sản, nhất là than ở Hòn Gai (Quảng Ninh), thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), bạc ở Ngân Sơn (Bắc Kạn), vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam),... để chở về Pháp hay bán cho các nước khác. Các nhà máy điện, nước, xi măng, dệt,... được xây dựng để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta, nhằm sản xuất các mặt hàng thu lãi lớn hoặc phục vụ sinh hoạt của người Pháp tại Việt Nam. Chúng cướp đất của nông dân, lập đồn điền trồng cao su, chè, cà phê...; đồng thời hệ thống giao thông vận tải được xây dựng. Lần đầu tiên ở Việt Nam có đường ô tô, đường xe lửa.
Hình 1. Ga Hà Nội (năm 1900)
-Nêu những hiểu hiện mới về kinh tế ở nước ta cuối thê 'kỉ XIX- đầu thế k ỉ XX.
Hình 2. Phố Tràng Tiền (Hà Nội) năm 1905
Sự xuất hiện các ngành kinh tế mới đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Một số người làm ăn phát đạt đã trở thành chủ xưởng hoặc nhà buôn lớn. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành ; thành thị phát triển, buôn bán mở mang đã làm xuất hiện tầng lớp
viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ,...
Các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền,... thu hút hàng vạn nông dân mất ruộng đất, nghèo đói vào làm việc và trở thành công nhân. Vào những năm đầu thế kỉ XX, nước ta có khoảng 10 vạn công nhân.
Trước đây, trong xã hội Việt Nam chủ yếu có địa chủ phong kiến và nông dân. Từ cuối thế kỉ XIX đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới : công nhân, chủ xưởng, nhà buôn,
- Quan sát hình 3, em hãy nêu nhận xét về tình cảnh người nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dản ta. Sự xuất hiện các ngành kinh tế mới đã tạo ra những thay đổi trong xã hội Việt Nam : các giai cấp, tầng lớp mới ra đời như còng nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức,...
CÂU HỎI
Từ cuối thế'kỉ XIX, ở Việt Nam đã xuất hiện những ngành kinh tế mới nào ?
Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội ?