SGK Tiếng Việt 2 - Tuần 28 - Chủ điểm: Cây cối

  • Tuần 28 - Chủ điểm: Cây cối trang 1
  • Tuần 28 - Chủ điểm: Cây cối trang 2
  • Tuần 28 - Chủ điểm: Cây cối trang 3
  • Tuần 28 - Chủ điểm: Cây cối trang 4
  • Tuần 28 - Chủ điểm: Cây cối trang 5
  • Tuần 28 - Chủ điểm: Cây cối trang 6
  • Tuần 28 - Chủ điểm: Cây cối trang 7
  • Tuần 28 - Chủ điểm: Cây cối trang 8
Tuần 28
---Xu
Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trổng cà. Họ không để cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
Nhưng rồi, hai ông bà mỗi ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. ít lâu sau, bà lão qua đời. Rồi ông lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông dặn dò các con :
- Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.
Theo lời cha, hai người con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu đâu. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy lúa bội thu. Hết mùa, hai người con lại ra công đào bới mà vẫn không tìm được gì. Mùa tiếp theo, họ lại đành trổng lúa và vụ ấy lúa cũng bội thu.
Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để. Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha.
Theo NGỤ NGÔN Ê-DÕP (Nguyệt Tú dịch)
0	- Kho báu : chỗ cấtt giữ nhiều của cải quý.
Haisuong một nắng : làm việc vất vả từ sáng sớm đến tối.
Cuốc bẫm cày sâu : ý nói chăm chỉ làm nghề nông.
Cơ ngoi: nhà cửa, ruộng vườn, tài sản,...
Đàng hoàng : ý nói đầy đủ.
Hão huyền : không thể có.
Bội thu : thu được nhiều hơn bình thường.
Của ăn của để: của cải đủ dùng và còn có để dành.
(9)	1. Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng
người nông dân.
Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì ?
Theo lời cha, hai người con đã làm gì ?
Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu ?
Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?
Kể chuyện
Dựa theo các gọi ý dưói đây, kể lại tùng đoạn câu chuyện Kho báu :
Đoạn 1 : Hai vợ chổng chăm chỉ.
Thức khuya dậy sớm.
Không lúc nào ngơi tay.
Kết quả tốt đẹp.
Đoạn 2 : Dặn con.
Tuổi già.
Hai người con lười biếng.
Lời dặn của người cha.
Đoạn 3 : Tim kho báu.
Đào ruộng tìm kho báu.
Không thấy kho báu.
Hiểu lời dặn của cha.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Chính tả
Nghe - viết: Kho báu (từ đầu đến trồng khoai, trồng cà.)
Điền vào chỗ trống ua hay ươ?
voi h... vòi	- m.'.. màng
th..’ nhỏ	- chanh ch...
(3). Điền vào chỗ trống :
/ hay n ?
ơn trời mưa ...ắng phải thì ...ơi thì bừa cạn, ...ơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao ...âu, Ngày ...ay ...ước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Ca dao
ên hay ênh ?
Cái gì cao lớn I... khênh Đứng mà không tựa ngã k.'.. ngay ra ?
Câu đố
Tò vò mà nuôi con nhện Đến khi nó lớn, nó qu... nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti :
Nhện ơi, nh... hỡi, nh.;. đi đằng nào ?
Ca dao
Tập dọc
Bạn có biết ?
Cây lâu năm nhất
Cây có tuổi thọ cao nhất là một cây thông ở Nhật Bản. Ước tính, nó đã sống trên 7000 năm. Còn ở nước ta, trong Vườn Quốc gia Cúc Phương, có cây chò khoảng 1000 tuổi.
Cây to nhất
Cây xê-côi-a 6000 tuổi ở Mĩ to đến mức người ta đặt được cả một tiệm giải khát trong gốc cây. Cây bao-báp 4000 tuổi ỏ châu Phi cũng to không kém : cả một lóp 40 học sinh nắm tay nhau mói ôm được hết thân của nó.
Cây cao nhất
Đó là cây xê-côi-a ở Mĩ, cao tói 150 mét.
Cây gỗ thấp nhất
Đó là một loại cây ỏ châu Phi chỉ có hai lá. Thân nó chỉ cao chừng 40 xăng-ti-mét, nhưng to đến mức phải 3, 4 học sinh nắm tay nhau mói bao hết vòng thân.
Cây đoàn kết nhất
Đó là cây thông. Những cây thông mọc thành cụm thường nối rễ vói nhau, đói no cùng chia sẻ.
Theo LÊ QUANG LONG,NGUYÊN THỊ THANH HUYỀN
Q - Tuổi thọ : thời gian sống được của người, con vật, cây cối,...
ước tính : tính không thật tỉ mỉ, chính xác.
Tiệm giải khát: cửa hàng bán nước uống.
Vuòn Quốc gia Cúc Phuong : khu rừng ở tỉnh Ninh Bình có các loài cây và con vật quý hiếm, được Nhà nước bảo vệ.
Nhờ bài viết trên, em biết được những điều gì mới ?
Vì sao bài viết được đặt tên là Bạn có biết ?
Hãy nói về cây cối ở làng, phố hay trường em :
Cây cao nhất.
Cây thấp nhất.
Cây to nhất.
Luyện từ và câu
Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm.
Cây lưong thực, thực phẩm. M : lúa
Cây ăn quả. M : cam
Cây lấy gỗ. M : xoan
Cây bóng mát. M : bàng đ) Cây hoa. M : cúc
Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi - đáp theo mẫu sau :
Người ta trổng cây cam để làm gì ?
Người ta trồng cây cam để ăn quả.
Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống ?
Chiều qua Lan nhận được thư bố Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư : “Con
nhó chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về bố con mình có cam ngọt ăn nhé I”
Tập viết
1. Viết chữ hoa :
2. Viết úng dụng : Yêu luỹ tre làng.
Tập dọc
Cây dừa
Cây dừa xanh toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng choi.
TRẮN ĐANG KHOA
Toả : từ một điểm chia ra các phía.
Tàu (lá ) : lá to, có cuống dài.
Canh : trông giữ, bảo vệ.
Đủng đỉnh : chậm rãi, tỏ ra không vội vã.
(?)	1. Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với
những gì ?
Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào ?
Em thích những câu tho nào ? Vì sao ?
Học thuộc lòng bàí thơ.
Chính tả
1. Nghe - viết: Cây dừa (8 dòng thơ đầu)
Nhận xét về cách trình bày các dòng thơ.
(2). a) Hãy kể tên các loài cây bắt đầu bằng s hoặc X.
M : sắn, xà cừ.
b) Tìm các tiếng có vần in hoặc inh, có nghĩa như sau :
Số tiếp theo số 8.
(Quả) đã đến lúc ăn được.
Nghe (hoặc ngửi) rất tinh, rất nhạy.
Có bạn chép đoạn thơ sau của nhà thơ Tô Hũu nhung quên viết hoa nhiều tên riêng. Em hãy giúp bạn sủa lại cho đúng.
Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước Đường bắc sơn, đình cả, thái nguyên Đường qua tây bắc, đường lên điện biên Đường cách mạng, dài theo kháng chiến...
Tập lòm văn
1. Em đoạt giải cao trong một cuộc thi (kể chuyện, vẽ hoặc múa, hát,...)- Các bạn chúc mùng. Em sẽ nói gì để đáp lại lòi chúc mùng của các bạn ?
2. Đọc và trả lòi các câu hỏi:
Quả măng cụt
Quả măng cụt tròn như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
Tách nửa vỏ trên, ruột măng cụt sẽ hiện ra trắng muốt như hoa bưởi. Có đến bốn, năm múi to khổng đều nhau, ăn vào ngọt trong miệng và toả hưong thoang thoảng.
Theo PHẠM HỮU TÙNG
Nói về hình dáng bên ngoài quả măng cụt:
Quả hình gì ?
Quả to bằng chừng nào ?
Quả màu gì ?
Cuống nó như thế nào ?
Nói về ruột quả và mùi vị quả măng cụt:
Ruột quả măng cụt màu gì ?
Các múi như thế nào ?
Mùi vị măng cụt ra sao ?
Viết vào vở các câu trả lòi cho phần a hoặc phần b (bài tập 2).