SGK Tiếng Việt 2 - Tuần 32 - Chủ điểm: Nhân dân

  • Tuần 32 - Chủ điểm: Nhân dân trang 1
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Nhân dân trang 2
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Nhân dân trang 3
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Nhân dân trang 4
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Nhân dân trang 5
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Nhân dân trang 6
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Nhân dân trang 7
  • Tuần 32 - Chủ điểm: Nhân dân trang 8
Tập dọc
Chuyện quá bâu
Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.
Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.
ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.
Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.
Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,... lần lượt ra theo.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
Theo TRUYỆN cõ KHƠ-MÚ
0	- Con dúi: loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất.
Sáp ong : chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.
Nuong : đất trồng trên đồi, núi hoặc bãi cao ven sông.
Tổ tiên : những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.
(?)	1. Con dúi mách hai vợ chổng người đi rừng điểu gì ?
Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt ?.
Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt ?
Hãy kể thêm tên một số dân tộc trên đất nước ta.
Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.
kể chuyện
Dụa theo các tranh sau, kể lại các đoạn 1 và 2 của Chuyện quả bầu :
Kế lại đoạn 3.
Gợi ý :
Người vợ sinh ra quả bầu.
Hai người thấy có tiếng lao xao trong quả bầu.
Những con người bé nhỏ sinh ra từ quả bầu.
Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu duói đây :
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, có cách ăn mặc riêng. Nhưng tất cả các dân tộc ấy đều sinh ra từ một mẹ. Chuyện kể rằng...
Chính tả
Tập chép :
Chuyện quả bầu
Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Tày, người Nùng, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,... lần lượt ra theo.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
(2)	- Hãy tìm các tên riêng trong bài chính tả.
- Các tên riêng ấy được viết thế nào ?
(2). Điền vào chỗ trông :
I hay n ?
Bác lái đò
Bác làm nghề chở đò đã năm năm ...ay. Với chiếc thuyền ...an ...ênh đênh mặt nước, ngày ...ày qua tháng khác, bác chăm ...0 đưa khách qua ...ại trên sông.
TIÊNG VIỆT 4, 1984
V hay d ?
Đi đâu mà ...ội mà ...àng Mà ...ấp phải đá, mà quàng phải ...ây
Thong thả như chúng em đây Chẳng đá nào ...ấp, chẳng ...ây nào quàng.
Ca dao
(3). Tim các từ :
Chứa tiếng bắt đầu bằng n hay /, có nghĩa như sau :
Vật dùng để nấu cơm.
Đi qua chỗ có nước.
Sai sót, khuyết điểm.
Chứa tiếng bắt đầu bằng V hay d, có nghĩa như sau :
Ngược với buồn.
Mềm nhưng bền, khó làm đứt.
Bộ phận cơ thể nối tay với thân mình.
Tập dọc
Quyên sổ liên lạc
Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.
Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên : đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lòi phê, thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn :
Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê ?
Bố bảo :
Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy.
Thế bố có được thầy khen không ?
Giọng bố buồn hẳn :
Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hi sinh.
NGUYÊN MINH
0	- Lắm hoa tay : ý nói khéo tay.
Lòi phê : lời nhận xét của thầy, cô.
Hi sinh : chết vì việc nước.
(?)	1. Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì ?
Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ cho Trung xem để làm gì ?
Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố ?
Trong sổ liên lạc, thầy (cô) nhận xét em thế nào ? Em làm gì để thầy (cô) vui lòng ?
Luyện tù và CỐU'
xếp các từ cho dưới đây thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) :
a ) đẹp, ngắn, nóng, thấp, lạnh, xấu, cao, dài b ) lên, yêu, xuống, chê, ghét, khen c ) trời, trên, đất, ngày, dưới, đêm
M : nóng - lạnh
Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống trong đoạn sau ?
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia-rai hay Ê-đê Xo-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.
1. Viết chữ hoa :
2. Viết úng dụng : Quân dân một lòng.
Tập đọc
Tiếng chổi tre
(T rích)
Những đêm hè Khi ve ve Đã ngủ Tôi lắng nghe Trên đường Trần Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác...
Những đêm đông Khi cơn giông Vừa tắt
Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đổng Chị lao công Đêm đông Quét rác...
Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về
Giữ sạch lể Đẹp lồi Em nghe I
TO HỮU
Q - Xao xác : từ gợi tả chuỗi tiếng động nhẹ phá vỡ cảnh yên tĩnh.
- Lao công : người làm các công việc vệ sinh, phục vụ,...
(?)	1. Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào ?
Tim những câu thơ ca ngợi chị lao công.
Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ ?
Học thuộc lòng bài thơ.
Chính tả ỂkaL
Nghe - viết: Tiếng chổi tre (từ Những đêm đông... đến hết.)
Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ?
Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ?
(2). Điền vào chỗ trông :
a) / hay n ?
Một cây ...àm chẳng ...ên ...on Ba cây chụm lại ...ên hòn ...úi cao.
Tục ngữ
Nhiễu điểu phủ ...ấy giá gương
Người trong một ...ước phải thương nhau cùng.
Tục ngữ
b) it hay ich ?
Vườn nhà em trồng toàn m..í. Mùa trái chín, m./. lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim ch./, tinh ngh... nhảy lích r..'. trong kẽ lá. Chị em em tíu t..'. ra vườn. Ngồi ăn những múi m..'. đọng mật dưới gốc cây thật là th.:. .
(3). Thi tìm nhanh các từ ngữ chúa tiếng :
Chỉ khác nhau ở âm đầu / hoặc n.
M : bơi lặn - nặn tượng
Chỉ khác nhau ở vần it hoặc ich.
M : thịt gà - thình thịch
Tập làm văn
1. Đọc lời các nhân vật trong tranh duói đây :
Nói lòi đáp của em trong các truòng họp sau :
Em muốn mượn bạn quyển truyện. Bạn bảo : “Truyện này tớ cũng đi mượn.”
Em nhờ bố làm giúp em bài tập vẽ. Bô' bảo :.“Con cần tự làm bài chứ I”
Em xin đi chợ cùng mẹ. Mẹ bảo : “Con ở nhà học bài đi I”
Đọc và nói lại nội dung một trang sổ liên lạc của em.