SGK Tiếng Việt 2 - Tuần 30 - Chủ điểm: Bác Hồ

  • Tuần 30 - Chủ điểm: Bác Hồ trang 1
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Bác Hồ trang 2
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Bác Hồ trang 3
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Bác Hồ trang 4
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Bác Hồ trang 5
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Bác Hồ trang 6
  • Tuần 30 - Chủ điểm: Bác Hồ trang 7
Tuần 30
Ai ngoan sẽ được thườn,
- s
* 2?
1
V /
Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nhỏ đã chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
Bác đi giữa đoàn học sinh, tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng, da Bác hổng hào. Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,...
Khi trở lại phòng họp, Bác ngồi giữa các em và hỏi :
Các cháu chơi có vui không ?
Những lời non nớt vang lên :
Thua Bác, vui lắm ạ I
Bác lại hỏi :
Các cháu ăn có no không ?
No ạ !
Các cô có mắng phạt các cháu không ?
Không ạ!
Bác khen :
Thế thì tốt lắm ! Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu. Các cháu có thích kẹo không ?
Tất cả cùng reo lên :
Có ạ I Co ạ I
Một em bé gio tay xin nói :
Thưa Bác, ai ngoan thì được ăn kẹo, ai không ngoan thì không được ạ I
Các cháu có đổng ý không ?
Đồng ý ạ I
Các em nhỏ đúng thành vòng rộng. Bác cầm gói kẹo chia cho từng em. Đến lượt Tộ, em không nhận? chỉ khẽ thưa :
Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cộ. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.
Bac cười trìu mến_:
Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm I Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.
Tộ mừng rỡ nhận lấy kẹo Bác cho.
Theo TUÝ PHƯUNG và THANH TÚ
Hồng hào : (da) đỏ hồng, thể hiện sức khoẻ tốt.
Lòi non nót: lời trẻ em ngây thơ.
Trìu mến : thể hiện tình thương yêu.
Mùng rỡ . vui mừng lộ rõ ra bên ngoài.
(?)	1. Bác Hổ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đổng ?
Bác Hổ hỏi các em học sinh những gì ?
Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ?
Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia ?
Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan ?
Kể chuyện
Dựa vào các tranh duói đây, hãy kể lại từng đoạn của câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng :
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lòi của bạn Tộ.
Chính tở
1. Nghe - viết: Ai ngoan sẽ được thưởng (từ Một buổi sáng... đến da Bác hồng hào.)
© Tìm và tập viết tên riêng trong bài chính tả.
(2). Em chọn chữ nào trong ngoặc đon để điền vào chỗ trống ?
(chúc, trúc): cây ... , ... mừng (chở, trở) : ... lại , che ...
(bệt, bệch): ngồi ... , trắng ...
(chết, chếch): chênh ... , đổng hổ
Nhà chú La mới mua ti vi. Cái Liên, con chú, khoe với An :
- Vô tuyến đấy.
Còn chú La bao đó là cái máy truyền hình. Chú mời khắp hàng xóm sang xem, vì tối nay ti vi sẽ đưa tin về xã nhà.
Chưa đến 7 giờ, nhà chú đã chật ních người. Ai cũng háo hức chờ xem cái máy phát hình xã mình thế nào. Đây rồi ! Giọng cô phát thanh viên trong trẻo : “Vừa qua, xã Hoa Ban đã tổ chức lễ kỉ niệm sinh nhật Bác và phát độnp trồng 1000 gốc thông phủ kín đồi trọc.” Những tiếng reo vui, bình phẩm nổi lên : “A, núi Hồng ! Kìa, chú La, đúng không ? Chú La trẻ quá I”
Đêm ấy, mọi người còn ngồi lại, vừa ăn bắp nướng vừa xem phim mãi đến khuya.
NGUYÊN MINH
0	- Chật ních : rất chật, tưởng như không thể chứa thêm được nữa.
Háo húc : vui và nóng lòng chờ đợi.
Phát thanh viên: người chuyên đọc tin trên đài phát thanh, truyền hình.
Bình phẩm : phát biểu ý kiến khen, chê người, vật hoặc việc.
(9)	1- Chú La mời mọi người đến nhà mình làm gì ?
Tối hôm ấy, mọi người xem được những gì trên ti vi ?
Em thích những chương trình gì trên ti vi hằng ngày ?
Luyện từ và câu
Tìm những từ ngữ:
Nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.	M : thương yêu
Nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.	M : biết ơn
Đặt câu vói mỗi từ em tìm đuọc ở bài tập 1.
Mỗi tranh dưới đây kể một hoạt động của thiêu nhi kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ. Em hãy ghi lại hoạt động trong mỗi tranh bằng một câu.
3
	Tập viểt
1. Viết chữ hoa :
2. Viết ứng dụng : Mắt sáng như sao.
Tập dọc
Cháu nhớ Bác Hô
(Trích)
Đêm nay bên bến ô Lâu,
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ. .
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu.
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
Nhớ khi trăng sáng đầy trời Trung thu Bác gửi những lời vào thăm.
Đêm đêm cháu những bâng khuâng Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu.
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu,
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ.
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ,
Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.
Theo THANH HÀI
- Bài thơ trên được sáng tác trong thời kì nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc. Bạn nhỏ trong bài thơ sống ở vùng địch tạm chiếm.
ô Lâu: con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Cất thầm : giấu kín.
Ngẩn ngơ . cảm thấy như trong mơ.
Ngờ . ngỡ là, tưởng là.
Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ?
Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác ?
Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu ?
Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ.
Học thuộc lòng bài thơ.
Chính tá
Nghe viết: Cháu nhớ Bác Hồ (từ Đêm đêm... đến Bác hôn.)
Những từ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao ?
(2). Điền vào chỗ trống :
ch hay tr ?
...ăm sóc, một ...ăm, va ...ạm, ...ạm y tế
êt hay ệch ?
ngày T..., dấu V..., chênh I..., d.;. vải.
(3). Thi đặt câu nhanh :
Với từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr.
Vói từ chứa tiếng có vần êt hoặc êch.
Tập làm văn
Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi:
Qua suôi
Bác HỒ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ?
Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?
Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
Viết câu trả lòi cho câu hỏi d trong bài tập 1.