SGK Tiếng Việt 3 - Tuần 26 - Chủ điểm: LỄ HỘI

  • Tuần 26 - Chủ điểm: LỄ HỘI trang 1
  • Tuần 26 - Chủ điểm: LỄ HỘI trang 2
  • Tuần 26 - Chủ điểm: LỄ HỘI trang 3
  • Tuần 26 - Chủ điểm: LỄ HỘI trang 4
  • Tuần 26 - Chủ điểm: LỄ HỘI trang 5
  • Tuần 26 - Chủ điểm: LỄ HỘI trang 6
  • Tuần 26 - Chủ điểm: LỄ HỘI trang 7
  • Tuần 26 - Chủ điểm: LỄ HỘI trang 8
Tuần 2
Tạp dọc
Sự tích lẻ hội Chủ Đồng Tủ
Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hổng, có một chàng trai tên là ChửĐồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng, đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bói cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ỏ khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khoẻ mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.
Sau đó, vợ chồng Chủ Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo vầ đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng cả hai đều hoá lên trời. Sau khi đã về trời, Chủ Đổng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chủ Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hổng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Theo HOÀNG LÊ
f? - ChửXá : tên một làng nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Du ngoạn : đi chơi ngắm cảnh các nơi.
Bàng hoàng: sững sờ, không ngờ tới.
Duyên trời: chuyện may mắn, hạnh phúc.
Hoá lên tròi: không chết mà trở thành thánh hoặc tiên trên trời.
Hiển lính : (thần thánh) hiện lên giúp người.
Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chủ Đồng Tử rất nghèo khó.
Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chủ Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào ?
Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chủ Đồng Tử ?
Chủ Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì ?
Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chủ Đồng Tử ?
Chính tả
ẾỂỈi-
Kể chuyện
Dụa vào các tranh sau đây, em hãy đặt tên và kể lại tùng đoạn truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử:
1. Nghe - viết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (từ Sau khi đã về trời... đến tưởng nhớ ông.)
(2). Điền vào chỗ trống :
r, d hay gi ?
Hoa ...ấy đẹp một cách ...ản ...ị. Mỗi cánh hoa ...ống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hon và có màu sắc ...ực ...õ. Lớp lớp hoa ...ấy ...ải kín mặt sân, nhung chỉ cần một làn ...ó thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
Theo TRẨN HOÀI DƯƠNG
ên hay ênh ?
Hội đua thuyền
Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ.
Đến giờ đua, I... phát ra bằng ba hổi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập d.'. trên mặt nước lập tức lao I... phía trước. B... bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công k... trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi tr... mặt nước m... mông.
Tập dọc
Đi hội chùa Hương
Nườm nượp người, xe đi Mùa xuân về trẩy hội. Rừng mơ thay áo mới Xúng xính hoa đón mời.
Nơi núi cũ xa vời Bỗng thành nơi gặp gỡ. Một câu chào cởi mở Hoá ra người cùng quê.
Bước mỗi bước say mê Như giữa trang cổ tích. Đất nước mình thanh lịch Nên núi rừng cũng thơ.
Dù không ai đợi chờ Cũng thấy lòng bổi hổi. Lẫn trong làn sương khói Một mùi thơm cứ vương.
Ôi phải đâu lễ Phật Người mới đi chùa Hương. Người đi thăm đất nước Người về trong yêu thương.
Theo CHU HUY
Chùa Huong : chùa ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.
Nuòm nượp : đông, kéo dài như vô tận.
Tráỳhộ/: đi dự hội.
Xúng xính : vẻ hớn hở trong bộ quần áo mới, dài và rộng.
Thanh lịch : đẹp, lịch sự.
Bổi hổi: xao xuyến trong lòng.
Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng ?
Tim những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội.
Theo em, khổ thơ cuối nói điều gì ?
Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
Luyện từ vò câu
1. Chọn nghĩa thích họp ở cột B cho các từ ở cột A : A	B
Lề
Hoạt động tập thể có cả phần lề vò phần hội.
Hội
Cuộc vui tổ chức cho đông người dụ theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Lề hội
Các nghi thức nhằm đánh dâu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
Tìm và ghi vào vở:
Tên một số lễ hội. M : lễ hội đền Hùng
Tên một số hội. M : hội bơi trải
Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội. M : đua thuyền
Em đặt dấu phẩy vào nhũng chỗ nào trong mỗi câu duói đây ?
Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trổng lúa nuôi tằm dệt vải.
Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay.
Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.
Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
Tập viết
1. Tên riêng
—	
—..	
	;	
—
	——
voa/ru VJ/
I
2. Câu :
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ rriồng mười tháng ba.
&
Tôp doc
Rưóc đèn ông sao
Tết Trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cô nhỏ : một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đổ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt.
Chiều rồi đêm xuống. Trẻ con bên háng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. Lúc đó, Tâm lại thấy không thích mâm co của mình bằng đám rước đèn. Tâm bỏ mâm cỗ chạy đi xem. Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ cọn.Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn. Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn, reo : "Tùng tùng tùng, dinh dinh !..."
Theo NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ
0 Chuối ngự -, chuối quả nhỏ, khi chín, ruột màu vàng, rất thơm, ngày xưa thường dùng để dâng vua.
(?)	1. Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào ?
Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ?
Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
Chính tở
1. Nghe - viết: Rước đèn ông sao (từ đẩu đến nom rất vui mắt.) (2). a) Tìm và viết tiếp vào vở tên các đồ vật, con vật:
Bắt đấu bằng r
Bắt dầu bằng d
Bắt đầu bằng gi
rổ, ...
dế, ...
giường, ...
b) Viết vào vở nhũng tiếng có nghĩa mang vần ên hoặc ênh :
Vần
Âm đầu
b
đ
/
m
r
s
t
ê/7
-
dến
ênh
lệnh
Tập làm văn
Kể về một ngày hội mà em biết.
Gợi ý :
Đó là hội gì ?
Hội được tổ chức khi nào, ở đâu ?
Mọi người đi xem hội như thế nào ?
Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì ?
Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, ca hát, nhảy múa...) ?
g) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào ?
Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn vãn (khoảng 5 câu).