SGK Tiếng Việt 3 - Tuần 33 - Chủ điểm: BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT

  • Tuần 33 - Chủ điểm: BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT trang 1
  • Tuần 33 - Chủ điểm: BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT trang 2
  • Tuần 33 - Chủ điểm: BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT trang 3
  • Tuần 33 - Chủ điểm: BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT trang 4
  • Tuần 33 - Chủ điểm: BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT trang 5
  • Tuần 33 - Chủ điểm: BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT trang 6
  • Tuần 33 - Chủ điểm: BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT trang 7
  • Tuần 33 - Chủ điểm: BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT trang 8
  • Tuần 33 - Chủ điểm: BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT trang 9
  • Tuần 33 - Chủ điểm: BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT trang 10
BẦU TRÒI VÀ MẶT ĐẤT
Tập đọc
Cóc kiện Tròi
Ngày xưa, có một năm nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.
Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện Trời. Dọc đường, gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Tất cả đều xin đi theo.
Đến cửa nhà Trời, chĩ thấy một cái trống to, Cóc bảo :
- Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.
sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đinh, Tròi nổi giận, sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó mới ra tới cửa, Gấu đã quật Chó chết tưoi. Tròi càng tức, sai Thần Sét ra trị Gấu. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ, đã bị Ong ỏ sau cửa bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua gio càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vổ.
Trời túng thế, đành mời Cóc vào. Cóc tâu :
Muôn tâu Thượng đế I Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói :
Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống I
Lại còn dặn thêm :
Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây I
Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đổng.
Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là tròi đổ mưa.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Thiên đình: triều đình ở trên trời, theo tưởng tượng của người xưa.
Náo động : làm ầm ĩ, ồn ào.
Luõi tầm sét: vũ khí hình cái búa của Thần Sét.
Địch thủ : người đối chọi.
-Túng thế (núng thế) : roi vào cảnh lúng túng, không có lối thoát.
Trần gian : thế giói của con người trên mặt đất.
Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?
Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống ?
kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên.
Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào ?
Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ?
Kể chuyện
Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại một đoạn truyện Cóc kiện Tròi theo lòi của một nhân vật trong truyện :
Chính tá
Nghe - viết:
Cóc kiện Tròi
Thấy trời hạn hán quá lâu, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần chết mòn vì khát, Cóc quyết lên thiên đình kiện ông Trời. Cùng đi với Cóc có Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Dưới sự chỉ huy khôn khéo của Cóc, các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời, buộc Trời phải cho mưa xuống trần gian.
(?) Những từ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao ?
Đọc và viết đúng tên một sô nuóc Đông Nam Á :
Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào.
(3). Điền vào chỗ trống :
s hay X?
câỵ ...ào, ...ào nấu, lịch ...ử, đối ...ử
o hay ổ ?
chín m...ng, mơ m...ng, hoạt đ.;.ng, ứ đ.;.ng
Tập dọc
Mật tròi xanh của tôi
(T rích)
Đã ai lên rừng cọ Giữa một buổi trưa hè Gối đầu lên thảm cỏ Nhìn trời xanh, lá che...
Đã có ai dậy sớm Nhìn lên rừng cọ tươi Lá xoè từng tia nắng Giống hệt như mặt trời.
Rừng cọ ơi ! Rừng cọ ! Lá đẹp, lá ngời ngời Tôi yêu thường vẫn gọi Mặt trời'xanh của tôi.
NGUYỄN VIÉT BÌNH
Cọ : cây cao thuộc họ dừa, lá to, hình quạt.
Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ?
Về mùa hè, rừng cọ có gì thú vị ?
Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ?
Em có thích gọi lá cọ là "mặt trời xanh" không ? Vì sao ?
Học thuộc lòng bài thơ.
Luyện từ vò câu
Đọc và trả lòi câu hỏi:
a)	Đổng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
Đỗ QUANG HUỲNH
b) Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường : từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên tròng gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.
vũ Tứ NAM
(?)	- Những sự vật nào được nhân hoá ?
Tác giả đã nhân hoá các sự vật ấy bằng những cách nào ?
Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu tròi buổi sóm hoặc tả một vuòn cây.
Tập viềt
1. Tên riêng
ỢPÉBĨÈ
2. Câu :
Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho.
Tộp dọc
Quà cúa đồng nội
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
Khỉ đi qua những cánh đổng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không ? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy...
Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đổng quê nội cỏ Việt Nam...
Theo THẠCH LAM
0	- Nhuần thấm : thấm sâu và hoà quyện.
Thanh nhã : có vẻ đẹp nhẹ nhàng, lịch sự, ưa nhìn.
Tinh khiết: rất sạch, không lẫn một tạp chất nàồ.
Làng Vòng : một làng làm cốm nổi tiếng, nay thuộc quận cầu Giấy,
thành phố Hà Nội.
Thanh khiết: trong sạch.
(?)	1 • Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến ?
Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ?
Tim nhũng từ ngữ nói lên những nét đặc sắc của công việc làm cốm.
Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội ?
Học thuộc lòng một đoạn văn em thích.
Chính tá
Nghe - viết: Quà của đồng nội (từ Khi đi qua những cánh đồng... đến chất quý trong sạch của trời.)
. a) Điền vào chỗ trống s hay X ? Giải câu đố.
Nhà ...anh lại đóng đô' ...anh Tra đỗ, trổng hành, thả lợn vào trong.
(Là bánh gì ?)
0 Đố: thanh tre hay gỗ đóng ở vách, ở cửa để tăng độ cứng.
b) Điền vào chỗ trông o hay ổ ? Giải câu đố.
Lòng chảo mà chẳng nấu, kho Lại có đàn bò gặm cỏ ở tr...ng
Chảo gì mà r.;.ng mênh m...ng Giữa hai sườn núi, cánh đ.Lng cò bay ?
(Là gì ?)
. Tìm các từ:
Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc X, có nghĩa như sau :
Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên bầu trời.
Trái nghĩa với gần.
Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hổng hoặc trắng, nhị vàng, •hương thơm nhẹ, hạt ãn được.
Chứa tiếng có âm o hoặc ô, có nghĩa như sau :
Một trong bốn phép tính em đang học.
Tập hợp nhau lại một nơi để cùng bàn bạc hoặc cùng làm một việc nhất định.
Đồ dùng làm bằng giấy cứng, gỗ, nhựa hay kim loại để đựng hoặc che chắn, bảo vệ các thứ bên trong.
Mon ơi Ị Giải thích giúp mình với: "Sách đỏ" là sách gì ?
NGUYỄN TÙNG NAM (Hà Nội)
Câu hỏi của Tùng Nam hay quá ! "Sách đỏ" là loại sách nêu tên các loài động vật, thực vật quý hiếm. Các loài này đang giảm sút nhanh về số lượng hoặc có nguy co tuyệt chủng, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Cuốn "Sách đỏ" đầu tiên của nước ta in năm 1992.
Mon có thể nói về một vài loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được không ?
TRẦN ÁNH DƯƠNG (Thái Bình)
ở Việt Nam, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là : sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác,...Các loài thực vật quý hiếm là : trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất,...
Trên thế giới, chim kền kền ở Mĩ chỉ còn 70 con đang nuôi trong vườn thú ; cá heo xanh Nam Cực còn 500 con ; gấu trúc Trung Quốc còn khoảng 700 con,...
Để bảo vệ các loài vật quý hiếm, chúng ta không được săn bắn hoặc phá hoại môi trường sống của chúng.
Ghi vào sổ tay của em nhũng ý chính trong các câu trả lòi của Đô-rê-mon.