Giải bài tập Vật lý 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Chuông II NHIỆT HỌC GÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHU THÊ NÀO ? KIẾN THÚC TRỌNG TÂM Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử Lưu ý : Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách Lưu ý : Trước đây, để chứng minh vật chất được, cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách, người ta phải dựa vào hàng loạt các sự kiện thực nghiệm như sự hụt thể tích của hỗn hợp, sự khuếch tán, chuyển động Bơ- rao... Ngày nay, do đã chụp được ảnh các phân tử, nguyên tử riêng biệt nên có thể dùng chúng để khẳng định là vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. Trong bài này, vì muốn cho HS hiểu thế nào là TN mô hình, nên SGK đã dùng mô hình để chứng tỏ các hạt vật chất chuyển động hỗn độn không ngừng. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK VÀ SBT Cl, C2. Đọc phần giải thích trong SGK trang 69. C3. Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường. C4. Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần. C5. Ta thấy, cá vẫn sống được trong nước vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Còn lí do các phân tử không khí có thể chui xuống nước mặc dù không khí nhẹ hơn nước thì sẽ được học ở bài sau về chuyển động phân tử. 19.1. D. 19.2. c. Mô tả ảnh chụp các phân tử, nguyên tử silic qua kính hiển vi hiện đại (Hình 19.3 SGK). Vì các hạt vật chất rất nhỏ, nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng. Các phân tử muối tinh có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Khoảng 0,23 mm. 19.7*. Vì giữa các phân tử bạc của thành bình có khoảng cách, nên khi bị nén, các phân tử nước có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài. B. Khi dùng pit-tông nén khí trong một xi-lanh kín thì khoảng cách giữa các phân tử khí giảm. B. Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng. A. 19.11. c. Khi muối dưa, muối có thể thấm vào lá dưa và cọng dưa là do các phân tử muối có thể khuyếch tán vào dưa. Khoảng cách giữa các phân tử của vỏ bóng bay lớn nên các phân tử không khí trong bóng bay có thể lọt ra ngoài. Khoảng cách giữa các nguyên tử kim loại rất nhỏ nên các phân tử không khí trong quả cầu hầu như không thể lọt ra ngoài được. c. Giữa các phân tử nước cũng như giữa các phân tử sirô đều có khoảng cách. Khi trộn sirô với nước, các phân tử sirô đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích của hỗn hợp sirô và nước giảm. c. BÀI TẬP BỔ SUNG 19a. Nếu trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V! và khối lượng m, vào một lượng nước có thể tích v2 và khối lượng m2, thì kết luận nào sau đây là đúng ? Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là : 01 = 01, + m2. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là : V = V, + v2. 19b. Khi đổ nước ở nhiệt độ bình thường vào cốc thuỷ tinh thì ta thấy nước không lọt ra ngoài. Còn khi đổ nước lạnh vào cốc thuỷ tinh, sau một thời gian có những hạt nước nhỏ bám vào thành ngoài của cốc. Phải chăng các phân tử nước ở trạng thái lạnh nhỏ hơn nên lọt qua các phân tử thuỷ tinh để ra ngoài !