Giải bài tập Vật lý 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

  • Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? trang 1
  • Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? trang 2
  • Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? trang 3
NGUYÊN Từ, PHÂN TỬ CHUYỀN ĐỘNG HAY HỨNG YÊN ?
KIẾN THÚC TRỌNG TÂM
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Lưu ý : Trong SGK có câu " Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh" không hàm nghĩa là nhiệt độ quyết định vân tốc của phân tử mà chỉ nêu lên mối quan hệ thấy được qua TN giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử. Ở lớp 6 ta quan niệm nhiệt độ biểu thị sự nóng, lạnh thì ở lớp 8 ta có dịp thấy rõ hơn bản chất của nhiệt độ. Nhiệt độ có quan hệ với chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONGSGK VÀ SBT
Cl. Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao-nơ.
C2. Các học sinh tương tự với các phân tử nước trong thí nghiệm của Brao-nơ.
C3. Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao-nơ là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng. Trong khi chuyển động các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía (Hình 20.3 SGK), các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
C4. Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân'tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới, xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng sunfat.
C5. Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía.
C6. Có. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
C7. Trong cốc nước nóng, thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
c.	20.2. D.
Vì các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn.
Vì các phân tử nước hoa chuyển động theo mọi hướng, nên có một số phân ỉử này ra khỏi lọ nước hoa và tới được các vị trí khác nhau trong lớp.
Do các phân tử mực chuyển động không ngừng về mọi phía. Khi tăng nhiệt độ thì hiện tượng xảy ra nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
Do hiện tượng khuếch tán, nên các phân tử phênolphtalêin có thể đi lên miệng ống nghiệm và tác dụng với amôniac tẩm ở bông và ngả sang màu hồng.
c.	20.8. c.	20.9. A.	20.10. D.
B.	20.12. c.	20.13. c.	20.14. c.
Do các phân tử đường chuyển	động	hỗn độn về	mọi	phía và giữa	các	phân
tử nước có khoảng cách, nên	một	số	phân tử đường	có	thể chuyển	động	lên
gần mặt nước, vì vậy cho nên nếm nước ở trên ta vẫn thấy ngọt.
Do các phân tử đồng và nhôm khuyếch tán vào nhau cho nên ở bể mặt miếng nhôm có đồng, còn ở bề mặt miếng đồng có nhôm.2. Không ngừng 4. Khoảng cách 6. Khoảng cách
Các từ hàng ngang :
Hạt phấn hoa
Chất khí
Khuy ếch tán
Từ hàng dọc : PHÂN TỬ
Khi đun nóng các phân tử khí chuyển động nhanh lên, va chạm vào thành bình nhiều hơn và mạnh hơn, nên áp suất chất khí tác dụng lên thành bình tăng.
20.19*. a) Giữa các con vật có khoảng cách và chúng chuyển động không ngừng về mọi phía giống như các phân tử.
Không thể coi các con vật trên là phân tử, Vì kích thuớc của các con vật vô cùng lớn so với kích thuớc của phân tử.
Hình ảnh này chỉ dùng để minh họa cho hiện tượng khuyếch tán, không thể dùng để khẳng định giữa các phân tử có khoảng cách và các phân tử chuyển động không ngừng.
c. BÀI TẬP BỔ SUNG
20a. Tại sao chất khí bao giờ cũng choán hết thể tích của bình chứa ?
20b. Tại sao khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng thì sạch hơn nước xà phòng lạnh ?
20c. Tại sao trời càng nắng to thì quần áo phơi càng mau khô ?