Học Tốt Lịch Sử 7 Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 1
  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 2
  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 3
  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 4
  • Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần trang 5
Bài 15
Sự PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA THỜI TRẦN
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Sự phát triển kinh tế
Tinh hình kinh tế sau chiến tranh
Nông nghiệp
Tĩnh hình nông nghiệp
+ Nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Nhờ vậy, nền nông nghiệp phục hồi và nhanh chóng phát triển.
+ Mở rộng công cuộc khẩn hoang, thành lập làng, củng cố đê điều.
+ Các vương hầu, quí tộc tiếp tục chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
Các hình thức sở hữu ruộng đất:
+ Ruộng đất công làng xã, nông dân cày cấy và nộp thuế.
+ Ruộng đất của quí tộc, vương hầu.
+ Ruộng đất tư hữu của địa chủ.
Thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp nhà nước
Nghề làm gốm tráng men, nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển ngày càng mở rộng.
Thủ công nghiệp trong nhân dân
+ Nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giây và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng...
+ Hình thành các làng nghề thủ công, phường nghề.
+ Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn.
* Thương nghiệp:
Buôn bán trong nước:
+ Chợ búa mọc lên nhiều nơi.
+ Xuất hiện một số thương nhân.
+ Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn.
Ngoại thương:
Buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.
Tình hình xã hội sau chiến tranh
Vương hầu, quí tộc có đặc quyền, đặc lợi.
Địa chủ có nhiều ruộng đất.
Nông dân cày cấy ruộng công là tầng lớp đông đảo nhất. Tầng lớp nông dân tá điền đông hơn trước.
Thợ thủ công, thương nhân ngày một đông hơn.
Nông nô, nô tì bị bóc lột nặng nề.
Sự phát triển văn hóa
Đời sông văn hóa
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, những người có công với nước... vẫn phổ biến.
Đạo Phật phát triển nhưng không bằng thời Lý.
Nho giáo ngày càng phát triển.
Ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền... rất phổ biến và phát triển.
Tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.
Văn học
Văn học phát triển mạnh, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Tiêu biểu là Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Phú sông Bạch Đằng...
Giáo dục và khoa học-kĩ thuật
Giáo dục
Mở rộng Quốc tử giám.
Các lộ, phủ đều có trường công, các làng xã có trường tư.
Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.
Khoa học-kĩ thuật
Quốc sử viện được thành lập. Năm 1272, Lê Văn Hưu hoàn thành bộ Đại Việt sử kí.
về quân sự, Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.
Y học, Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc Nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.
Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán nghiên cứu thiên văn.
Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công chế tạo súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô, cung điện, cung Thái Thượng hoàng, tháp Bình Sơn.
Nhiều tượng hổ, sư tử, trâu, chó... Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi dưới thời Trần là
vương hầu, quí tộc.
địa chủ.
nông dân.
D. thợ thủ công.
Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội thời Trần là
nông dân.
nông nô, nô tì. c. tá điền.
D. thương nhân.
Những người giàu có trong xã hội nhưng không thuộc tầng lớp quí tộc là
thương nhân. ’
nông dân. c. địa chủ.
D. thợ thủ công.
Tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội thời Trần là
nông nô, nô tì.
địa chủ.
c. nông dân tá điền.
D. nông dân cày ruộng công.
Nhà nho nổi tiếng nhất dưới thời Trần là
Đoàn Nhữ Hài.
Chu Văn An. c. Phạm Sư Mạnh.
D. Lê Quát.
Tác giả của bộ Đại Việt sử kí là
Lê Văn Hưu.
Trần Quang Khải, c. Trương Hán Siêu.
D. Đoàn Nhữ Hài.
Thầy thuốc nổi tiếng dưới thời Trần là A. Đặng Lộ.
B. Hồ Nguyên Trừng, c. Chu Văn An.
D. Tuệ Tĩnh.
Tác phẩm Binh thư yếu lược là của
Chu Văn An.
Phạm Sư Mạnh, c. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Quang Khải.
Câu 2. Tại sao văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển?
Thành Tây Đô
(Anh: từ Internet)