Học Tốt Lịch Sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến

  • Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến trang 1
  • Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến trang 2
  • Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến trang 3
Bài 5
ẤN Độ THỜI PHONG KIẾN
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Những trang sử đầu tiên
Khoảng 2500 năm TCN, xuất hiện những thành thị dọc theo hai bờ của sông Ân. Khoảng 1500 năm TCN, một số thành thị khác hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ân. Những thành thị - tiểu vương quốc này dần dần liên kết với nhau thành một nhà nước rộng lớn - nước Ma ga đa ở vùng hạ lưu sông Hằng. Sự ra đời và truyền bá của đạo Phật vào thế kỉ VI TCN có vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất đó.
Đến cuối thế kỉ III TCN, vua A Sô Ca mở mang bờ cõi xuống Nam Ấn và đưa nước Ma ga đa trở nên hùng mạnh
Từ sau thế kỉ III TCN, Ấn Độ bị chia thành nhiều vương quốc đến đầu thế kỉ thứ IV mới thống nhất lại dưới Vương triều Gúp ta
Ân Độ thời phong kiến
Thời kì Vương triều Gúp ta:
Miền Bắc Ấn Độ thống nhất, phục hưng và phát triển cả về kinh tế-xã hội và văn hóa. sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.
Nghề luyện kim phát triển ở trình độ cao: những cột sắt không rí, tượng Phật bằng đồng cao 2m.
Dệt được những tâ'm vải mỏng, mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai.
Chế tạo những đồ kim hoàn bằng vàng, bạc, ngọc, có những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo khắc trên ngà voi.
Vương triều Hồi giáo Đê li (thế kỉ XỈI-XVI)
Thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn Độ lập nên Vương triều Hồi giáo Đê li.
Các quí tộc Hồi giáo đã:
+ Chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn.
+ Cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin đu.
Vương triều Ấn Độ Mô gôn
Đầu thế kỉ XVI, người Mông cổ tấn công Ân Độ lật đổ Vương triều Hồi giáo Đê li lập nên Vương triều Ân Độ Mô Gôn
Vua kiệt xuất là A cơ ba đã thi hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa Ấn Độ.
Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh xâm lược Ấn Độ.
Văn hóa Ấn Độ
Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh, đồng thời là nguồn gốc ngôn ngữ và chữ viết Hin đu hiện nay.
Kinh Vê đa viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La môn và đạo Hin đu.
Nền văn học Hin đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ... ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội An Độ.
Kiến trúc:
+ Kiến trúc Hin đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu.
+ Kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như những chiếc bát úp.
BÀI TẬP
Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Nước Ma ga đa trở nên hùng mạnh từ khi nào?
Cuối thế kỉ III TCN.
Sau thế kỉ III TCN. c. Đầu thế kỉ IV.
D. 1500 năm TCN.
An Độ được thông nhất lại dưới Vương triều Gúp ta từ khi nào?
Sau thế kỉ III TCN.
Đầu thế kỉ IV.
c. Cuối thế kỉ III TCN.
D. Thế kỉ XII.
Người Thổ Nhĩ Kì lập Vương triều Hồi giáo Đê li từ khi nào?
Đầu thế kỉ IV.
Giữa thế kỉ V. c. Thế kỉ XII.
D. Đầu thế kỉ XVI.
Người Mông Cổ lập Vương triều Ân Độ Mô gôn từ khi nào?
Giữa thế kỉ V.
Thế kỉ XII.
c. Giữa thế kỉ XIX.
D. Đầu thế kỉ XVI.
Câu 2. Chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông cổ ở Ân Độ khác nhau như thế nào?
Câu 3. Nốì các thời kì lịch sử với niên đại, sao cho đúng
Thời kì lịch sử
Niên đại
1. Vương triều Gúp ta
a. 2500 năm TCN
2. Thành thị của người Ấn
b. Khoảng 1500 năm TCN
3. Vương triều Hồi giáo Đê li
c. Đầu thế kỉ IV
4. Nước Ma ga đa
d. Thế kỉ XII
5. Vương ưiều Ấn Độ Mô gôn
e. Đầu thế kỉ XVI
f. Giữa thế kỉ XIX